Ngay từ thời Socrates, một số xã hội cổ đại đã trao quyền cho một nhóm công dân để quyết định liệu một người có phạm tội hay không, khi có những tranh chấp xảy ra. Vài thế kỉ sau đó, phiên tòa xét xử bởi bồi thẩm đoàn ra đời ở Anh, nơi nó trở thành nền móng căn bản của hệ thống pháp luật, để kiểm soát chính phủ và khiến người dân tham gia hơn vào quá trình quyết sách. Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định liệu bị cáo có bị xét tội không, bị cáo có phạm tội hay không và giải quyết các tranh chấp tiền tệ. Dù các thuộc địa Mĩ dần dần loại bỏ luật của Anh, sự hợp pháp của bồi thẩm đoàn vẫn được giữ nguyên. Hiến pháp Mĩ cho phép một bồi thẩm đoàn quyết định xem vụ án hình sự nào cần được khởi tố, được phép tham gia xét xử mọi tội trạng, ngoại trừ việc luận tội, và điều này được áp dụng cho cả các vụ án dân sự. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn ở Mĩ hiện nay không còn được thường xuyên triệu tập, họ chỉ còn quyết định chưa đến 4% các vụ hình sự và chưa đến 1% các vụ dân sự được xét xử. Trong khi đó, hệ thống bồi thẩm đoàn ở các nước khác lại đang phát triển. Vậy chuyện gì đã xảy ra ở nước Mĩ? Một phần của việc này nằm ở cách Tòa án Tối cao diễn dịch Hiến pháp. Ở Mĩ cho phép thỏa thuận lời khai, điều hiện đang diễn ra ở gần như tất cả các vụ án hình sự. Theo tiến trình, công tố viên sẽ để bị cáo quyết định về việc nhận tội. Nếu họ nhận tội, vụ án sẽ không cần bổi thẩm đoàn xét xử và án tù họ nhận sẽ ngắn hơn bản án do bồi thẩm đoàn kết án. Nguy cơ phải chịu án tù dài hơn sau một phiên tòa có thể làm cả những bị cáo vô tội chấp nhận thỏa thuận này. Giữa thế kỉ 19 và thế kỉ 21, lượng thỏa thuận nhận tội đã tăng từ 20% đến 90%, và con số này vẫn còn tiếp tục tăng. Tòa án Tối cao đã cho phép một thủ tục khác được can thiệp bởi bồi thẩm đoàn gọi là xét xử khái quát. Theo đó, quan tòa có thể cân nhắc sẽ không mở phiên tòa dân sự nếu nguyên đơn không có đủ bằng chứng. Thủ tục này chỉ áp dụng với những vụ mà tất cả bồi thẩm đoàn đều đồng ý. Đây không phải việc dễ quyết định, và việc áp dụng chế độ xét xử qua loa này cũng đã gây ra tranh cãi rằng nó đang bị lạm dụng. Đã có những vụ quan toà chấp thuận hoàn toàn hoặc tới 70% yêu cầu của chủ doanh nghiệp bãi bỏ những vụ việc về phân biệt trong tuyển dụng. Trong nhiều vụ khác, cả nguyên đơn và bị cáo từ bỏ quyền ra tòa, và chọn giải quyết mâu thuẫn của họ thông qua một trọng tài chuyên nghiệp thường là luật sư, giáo sư hoặc những cựu quan tòa. Đôi khi đây là lựa chọn sáng suốt cho cả hai bên để tránh phải hầu tòa, nhưng nhiều khi nó lại là kết quả của sự nhầm lẫn diễn ra với hợp đồng tuyển dụng hay thỏa thuận người tiêu dùng. Vấn đề sẽ xảy ra khi một số trọng tài thiên vị các công ty giao cho họ vụ tranh chấp. Đây chỉ là một số lí do khiến bồi thẩm đoàn biến mất. Nhưng có khi nào đây lại là một việc tốt không? Bồi thẩm đoàn cũng không hoàn hảo. Họ rất tốn kém, tốn thời gian, nhưng vẫn có thể mắc sai sót. Và không phải lúc nào cũng cần thiết, vì đôi khi mọi người có thể tự giải quyết mâu thuẫn với nhau. Dù vậy bồi thẩm đoàn cũng có những điểm tốt. Nếu được chọn lựa cẩn thận, họ có thể là đại diện đáng giá cho tiếng nói của quần chúng và không mang động cơ cá nhân như các công tố viên, người lập pháp, hay quan tòa với mong muốn tái cử hay thăng chức. Những người sáng lập nước Mĩ đặt niềm tin vào thông thái của một nhóm công dân "chí công vô tư" trong việc kiểm soát quyền lực của ba nhánh chính phủ. Bên cạnh, việc xét xử bồi thẩm cũng trao cho những người dân bình thường vị trí trụ cột trong việc kiến tạo xã hội. Vậy, tương lai của hệ thống bồi thẩm đoàn ở Mĩ sẽ ra sao?