Một số loài sứa thậm chí có chiều dài hơn cả cá voi xanh. Nhưng cũng có một số cá thể có kích thước chỉ nhỉnh hơn hạt cát. Một số loài sứa mang chất độc mạnh nhất trên Trái Đất. Một số khác mang trong mình bí ẩn sau những bước tiến vĩ đại của sinh học. Sứa đã sinh sống trong lòng đại dương ít nhất 500 triệu năm, và chúng vẫn đang sinh sôi cùng sự thay đổi của môi trường biển. Sứa là những sinh vật thân mềm, và không hẳn là cá. Chúng là thành viên của một nhóm đa dạng các loài phù du, phù du là động vật trôi dạt trong lòng đại dương. Có hơn một nghìn loài sứa, và nhiều loài có hình dáng tương tự thường bị nhầm với sứa Một đặc điểm nhận dạng điển hình của loài sứa chính là chóp mờ làm từ một loại chất liệu mềm và tinh tế, có tên gọi Mesoglea. Nằm giữa hai lớp da, Mesoglia là hổn hợp 95% nước liên kết với nhau bằng xơ protein. Sứa co và giãn phần thân hình chuông để đẩy mình đi trong nước. Chúng không có não hoặc tủy sống, nhưng một mạng lưới thần kinh nằm trong chuông tạo thành một hệ thống thần kinh thô sơ giúp chúng cảm nhận dòng hải lưu và sự va chạm với các động vật khác. Sứa cũng không có hệ thống tiêu hóa đặc trưng. Loài ăn thịt này tiêu thụ phù du và các sinh vật biển nhỏ, thông qua một cái lỗ phía dưới phần chuông. Dinh dưỡng được hấp thụ qua lớp trong của tế bào, chất thải được bài tiết qua đường miệng. Cấu tạo cơ thể đơn giản của sứa không ngăn chúng có những khả năng vượt trội. Một loài sứa hộp có 24 mắt. Các nhà khoa học cho rằng nó thấy được màu sắc và cấu tạo được hình ảnh trong hệ thống thần kinh đơn giản của chúng. 4 trong số những con mắt của chúng được uốn cong lên khi di chuyển Điều này cho phép loài sứa nhìn qua bề mặt nước, tìm kiếm tán cây ngập mặn chúng thường lui tới kiếm ăn. Thực ra, đây có thể là một trong những sinh vật duy nhất có góc nhìn toàn cảnh 360 độ. Nọc độc giúp sứa bắt mồi và tự vệ, chính là vũ khí tai tiếng nhất của nó. Trong lớp biểu bì của sứa, các tế bào châm nằm cuộn lại như cây lao độc. Khi bị kích thích bởi va chạm, chúng sẽ bắn ra với một lực lớn. Chúng tạo ra một áp lực gấp 550 lần cú đấm mạnh nhất của Mike Tyson để tiêm chất độc vào người nạn nhân. Vài loài sứa có vết đốt chỉ gây nhói nhẹ nhưng cũng có một số loài gây ra tổn thương da nghiêm trọng. Nọc độc của một con sứa hộp có thể giết chết một người trong vòng 5 phút, điều này giúp nó trở thành một trong những động vật có nọc độc mạnh nhất hành tinh. Sức mạnh của các loài sứa khác thì ít gây chết người hơn. Một loài sứa tỏa ra ánh sáng xanh khi bị kích động, chủ yếu là nhờ vào một hợp chất sinh học mang tên huỳnh quang xanh, hay GFP. Các nhà khoa học đã phân ly gen gây ra GFP và tìm cách đưa nó vào DNA của các tế bào khác. Ở đó, nó hoạt động như một đèn hiệu sinh hóa. đánh dấu sự biến đổi đi truyền, hoặc tiết lộ đường đi của các phân tử quan trọng. Các nhà khoa học sử dụng tính phát quang của GFP để theo dõi sự phát triển các tế bào ung thư, sự phát triển của bệnh Alzheimer's, và soi sáng cho nhiều quá trình sinh học. Việc phát triển các công cụ và kỹ thuật từ GFP đã mang về giải Nobel cho 3 nhà khoa học vào năm 2008, và 3 người nữa vào năm 2014. Sứa được xem như loài sinh vật thành công nhất trên trái đất. Các hóa thạch cổ đại chứng minh sứa đã sống ở biển trong ít nhất là 500 triệu năm, và có thể hơn 700 triệu năm. Lâu hơn bất kì loài động vật đa bào nào. Và khi các loài sinh vật biển khác đang phải đấu tranh để sinh tồn vì sự ấm lên và axit hóa của môi trường biển, sứa vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ, và đang gia tăng số lượng. Một số loài sứa có thể sinh 45,000 trứng chỉ trong một đêm. Một số khác có chiến lược sinh tồn nghe như khoa học viễn tưởng. Khi sứa trưởng thành bị bệnh, già đi, hoặc bị stress, các tế bào của chúng có thể thay đổi nhận dạng Những chiếc chuông và xúc tua nhỏ rụng đi và trở thành một polyp chưa trưởng thành, một bản sao của chính cha mẹ chúng. Sinh vật này là loài động vật duy nhất tìm ra lỗ hổng khi đối mặt với cái chết. Điều này khá phức tạp đối với một sinh vật có 95% cơ thể là nước và xuất hiện trước cả khủng long.