Hơn 100,000 tấn cafein được tiêu thụ mỗi năm trên thế giới. Trọng lượng đó tương đương với 14 tháp Eiffel. Hầu hết lượng cafein được tiêu thụ có trong cà phê và trà, ngoài ra còn qua các loại đồ uống có ga, sô-cô-la, thuốc có chứa caffeine, kể cả các loại đồ uống có nhãn không chứa cafein Cafein giúp chúng ta tỉnh táo, tập trung vui vẻ, và tràn đầy năng lượng, ngay cả khi ta không ngủ đủ giấc. Nhưng nó cũng làm tăng huyết áp, và làm ta cảm thấy bồn chồn. Nó là loại chất kích thích được sử dụng rộng rãi nhất. Vậy nó giúp chúng ta tỉnh táo như thế nào? Cafein có trong cây cối được sử dụng với một vài mục đích. Với liều lượng lớn, như trong lá và hạt của một số loài, nó gây độc cho côn trùng. Nhưng khi được dùng với lượng ít, như trong mật hoa, nó có thể giúp chúng nhớ và quay lại các bông hoa. Trong cơ thể người, cafein hoạt động như một chất kích thích của hệ thần kinh trung ương. Nó giúp ta tỉnh bằng cách chặn một trong các phân tử gây ngủ chính của cơ thể, một chất gọi là adenosine. Cơ thể luôn cần một nguồn năng lượng liên tục, có được nhờ phân tách phân tử chứa nhiều năng lượng gọi là ATP. Trong quá trình đó, nó giải phóng adenosine, trụ cột hóa học của ATP. Các tế bào thần kinh trong não của bạn có thụ thể vừa khớp với phân tử này. Khi adenosine cập bến tới những thụ thể này, nó kích hoạt các phản ứng sinh hóa liên hoàn gây ra nơ-ron di chuyển chậm hơn và làm chậm sự giải phóng các phân tử quan trọng báo hiệu cho não. Nói cách khác, khi bạn buồn ngủ. Cafein có thể được gọi là chất đối kháng thụ thể adenosine. Điều đó có nghĩa là nó làm chệch hướng quá trình làm chậm các nơ-ron bằng cách chặn các thụ thể adenosine. Cafein và adenosine có cấu trúc phân tử gần giống nhau, đủ để mà chất caffeine có thể len vào các thụ thể adenosine. nhưng không đủ giống để kích hoạt chúng. Nói tóm lại, adenosine ức chế tế bào thần kinh của bạn. Caffeine ức chế chất ức chế, vì vậy nó kích thích bạn. Caffeine cũng có thể tăng cảm xúc tích cực. Trong một số nơ-ron, các thụ thể adenosine liên kết với các thụ thể của một phân tử khác gọi là dopamine. Một trong những vai trò của dopamine ở trong não là để tăng cảm giác khoái cảm. Khi adenosine đỗ ở một trong những thụ thể kết nối này, có thể làm khó cho dopamine để vừa với vị trí của mình, làm gián đoạn việc nâng cao tâm trạng của nó. Nhưng khi cafein chiếm chỗ của adenosine, nó không tạo cùng hiệu quả như vậy, và dopamine sẽ len vào. Có bằng chứng cho thấy tác dụng của cafein lên thụ quan của adenosine và dopamine có những lợi ích lâu dài, giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh Parkinson, Alzheimer, và một số loại ung thư. Caffeine cũng có thể tăng khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể. Trên thực tế, một số tổ chức thể thao cho rằng caffein đem lại cho vận động viên một lợi thế bất công và đặt ra các giới hạn về mức tiêu thụ. Từ năm 1972 đến 2004, các vận động viên Olympic phải có mức nồng độ cafein trong máu thấp hơn tiêu chuẩn để thi đấu. Tất nhiên, không phải tất cả các tác dụng của cafein đều có lợi. Nó có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn và cảnh giác hơn, nhưng nó cũng sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp, làm tiểu nhiều hơn hoặc gây ra tiêu chảy, và cũng góp phần làm mất ngủ và lo lắng. Hơn thế, đồ ăn và đồ uống có chứa cafein có những tác động lên cơ thể bạn mà ta phải kể đến. Não bạn sẽ quen với việc thường xuyên tiêu thụ cafein. Nếu thụ thể adenosine của bạn bị tắc nghẽn vĩnh viễn, cơ thể bạn sẽ tạo ra một cái khác. Bằng cách đó dù có cafein, adenosine vẫn có thể làm việc của nó là ra hiệu cho não để dừng hoạt động. Đấy là lý do tại sao bạn thấy cần dùng càng ngày càng nhiều cafein để có cảm thấy tỉnh táo. Có càng ngày càng nhiều thụ quan adenosine phải bị chặn lại. Đó cũng là lý do tại sao nếu bạn đột ngột dừng cafein, bạn sẽ cảm thấy trống vắng khó chịu. Với vô vàn thụ quan và không có đối thủ, adenosine có thể làm quá giờ, gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, và tâm trạng chán nản. Nhưng chỉ trong vài ngày, những thụ cảm thừa sẽ biến mất, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh lại, và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo kể cả khi không có chất kích thích phổ biến nhất thế giới.