Nói thật lòng, tính cách của tôi, không phải là người hay than vãn. Tôi nghĩ tôi đang làm 1 công việc có ích. Đó là luật sư về quyền công dân, và tôi đã thấy nhiều điều kinh khủng trên đời. Tôi bắt đầu xử lý các trường hợp bị cảnh sát lạm dụng ở Mỹ. Cho đến năm 1994, thì tôi sang Rwanda với vị trí giám đốc điều tra tội diệt chủng của Liên Hiệp Quốc. Và tôi nhận ra rằng những giọt nước mắt cũng không giúp được nhiều khi điều tra tội diệt chủng. Những điều tôi thấy, cảm nhận và chạm tới thật là khó diễn tả. Tôi có thể kết luận rằng: Tội diệt chủng ở Rwanda là 1 trong những sai lầm lớn nhất của lòng trắc ẩn. Từ lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ 2 từ Latinh là "cum passio" có nghĩa là chịu đau khổ. Và những gì tôi chứng kiến ở Rwanda đã cho tôi được hiểu cặn kẽ về nó, mà có những lúc phải bật khóc. Tôi chỉ ước rằng, mọi người trên đời này, và cả tôi nữa, có thể hành động sớm hơn. Không chỉ ngồi khóc, mà có thể thực sự ngăn chặn được nạn diệt chủng. Giờ thì ngược lại, tôi cũng đã được tham gia vào 1 trong những thành công của lòng trắc ẩn. Đó là việc chống đói nghèo trên toàn cầu. Một vấn đề liên quan đến tất cả chúng ta Bạn sẽ nghĩ gì khi nghĩ về đói nghèo? Có lẽ là điệp khúc bài "We are the World", tấm hình của 1 đứa bé trên cửa tủ lạnh, hoặc là dịp bạn quyên góp nước sạch. Tôi không nhớ rõ lần đầu tiên tôi biết nghèo đói là gì nhưng có 1 dịp làm tôi choáng váng nhất. Đó là lúc tôi gặp Venus Cô ấy là 1 người mẹ ở Zambia. Có 3 đứa con và là 1 góa phụ. Lúc đó, cô ấy đã đi bộ 12 dặm đến gặp tôi trong 1 bộ quần áo duy nhất mà cô ấy có, tìm tôi ở thủ đô để kể câu chuyện của cô ấy. Cô ngồi bên tôi hàng giờ đồng hồ, và mở mắt cho tôi về thế giới của đói nghèo. Nghèo đói, là khi những viên than trong lò cuối cùng trở nên lạnh ngắt. Khi những giọt dầu ăn cuối cùng cạn kiệt Và dù cô ấy có cố gắng đến mấy, lương thực cũng không còn. Cô phải chứng kiến đứa con bé nhất, Peter bị chứng suy dinh dưỡng, rồi đôi chân của bé từ từ bị liệt. Đôi mắt thì từ từ mờ dần. Và sau cùng thì cơ thể Peter lạnh ngắt. 50 năm qua, những câu chuyện tương tự thức dậy nơi chúng ta lòng trắc ẩn Con cái của chúng ta thì luôn được ăn uống quá no đủ. Và chúng ta được kêu gọi không chỉ đơn thuần quan tâm đến nạn đói mà còn cần hành động để góp phần chấm dứt sự đau khổ. Có rất nhiều thực tế cho thấy rằng chúng ta hành động chưa đủ rằng những việc ta đã làm cũng chưa mang lại tác động nhiều nhưng sự thật là: Cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu có lẽ sẽ là lâu nhất, lớn nhất trong việc thực thi lòng trắc ẩn giữa người với người trong lịch sử nhân loại. Vì thế tôi muốn chia sẻ 1 điều khá đau lòng mà có thể thay đổi mãi mãi cách các bạn nghĩ về vấn đề này Trước hết, tôi sẽ bắt đầu với một điều chắc là bạn biết. Cách đây 35 năm, khi tôi tốt nghiệp trung học, người ta nói rằng có 40,000 trẻ em chết mỗi ngày do nghèo đói. Con số đó bây giờ chỉ còn là 17,000. Tất nhiên, vậy vẫn là quá nhiều, nhưng nó đồng nghĩa rằng, có 8 triệu trẻ em không phải chết vì nghèo đói. Hơn nữa, số người trên thế giới đang sống cực kỳ nghèo khổ, được cho là kiếm ít hơn 1,25 đô la mỗi ngày. đã giảm từ 50% , xuống còn 15%. Đó là bước tiến vĩ đại, và vượt ngoài mong đợi của mọi người. Và tôi nghĩ rằng, cả tôi và bạn đều có thể tự hào và phấn khởi khi thấy lòng trắc ẩn thực sự có sức mạnh lớn lao giúp hàng triệu người thoát khỏi khổ sở. Nhưng đây sẽ là một điều bạn ít khi nghe Nếu tôi nâng mức định nghĩa đói nghèo lên 2 US$/ngày. thì gần như 2 tỉ con người đã sống trong đói nghèo lúc tôi đang học trung học, vẫn đang khổ sở loay hoay ở nhóm đó, sau 35 năm. Vậy thì tại sao lại có hàng tỉ người vẫn sống trong đói nghèo như vậy? Uhm, hãy quay lại câu chuyện của Venus. Hàng chục năm qua, vợ chồng tôi cùng chia sẻ mối quan tâm này chúng tôi tài trợ cho trẻ em, cho các quỹ từ thiện, cho các tổ chức cứu trợ. Nhưng cho đến khi tôi được nói chuyện với Venus, tôi mới biết rằng tất cả các cách làm đó không thể ngăn chặn cái chết của con trai cô. "Chúng tôi vẫn ổn" Venus nói, "cho đến khi Brutus bắt đầu bắt đầu gây sự". Brutus là hàng xóm của Venus, và mọi chuyện bắt đầu sau khi chồng của Venus qua đời, Brutus ngang nhiên đến đuổi mẹ con Venus ra khỏi nhà, cướp hết đất, và lấy luôn sạp bán hàng của cô. Và Venus phải chịu cảnh cơ cực do bạo lực gây ra. Chuyện này làm tôi hiểu rằng, tất nhiên không có quỹ tài trợ nào, hay các chương trình chống đói nghèo có thể ngăn chặn Brutus, bởi vì đó không phải là mục đích của họ. Mọi chuyện sáng tỏ hơn khi tôi gặp Griselda. Đó là 1 cô gái trẻ sống ở 1 khu rất nghèo ở Guatemala. Và điều tôi thấy qua nhiều năm, là có lẽ là điều mạnh mẽ nhất mà Griselda và gia đình có thể làm để đưa họ thoát khỏi đói nghèo chính là đảm bảo cho cô bé ấy được đi học. Các chuyện gia gọi là Hiệu Ứng Các Cô Gái. Nhưng khi tôi gặp Griselda thì cô ấy không được đi học. Thậm chí hiếm khi ra khỏi nhà. Vài ngày trước khi tôi gặp cô ấy, trên đường về từ nhà thờ cùng với gia đình, giữa ban ngày ban mặt, những người đàn ông ở khu đó đã hãm hiếp cô ngay bên đường. Bạn thấy đấy, Griselda hoàn toàn có thể đến trường, nhưng bản thân việc đó là quá nguy hiểm. Và Griselda không phải là cá biệt. Trên khắp thế giới này, phụ nữ và các cô gái nghèo, trong độ tuổi từ 15 đến 44, là nạn nhân của các hành động bạo lực gồm các hủ tục truyền thống và bạo lực tình dục. 2 dạng này gây ra tử vong và thương tổn hơn cả sốt rét, tai nạn giao thông và chiến tranh cộng lại. Sự thật là, đói nghèo trên trái đất này bị kìm hãm trong bạo lực. Tôi từng đi qua 1 cánh đồng lúa ở Nam Á và thấy 1 người đàn ông vác bao gạo 100 pound trên lưng (khoảng 45 kg). Nhưng cho đến mãi sau này tôi mới biết rằng ông ấy đã là 1 nô lệ, phải chịu áp bức từ khi tôi còn học trung học. Những chương trình chống đòi nghèo trong suốt nhiều thập kỷ cũng không thể cứu ông ấy, và hàng trăm người nô lệ khác khỏi sự đánh đập, hãm hiếp và hành hạ trên cánh đồng lúa đó. Thực tế, chương trình chống nghèo đói trong nửa thế kỷ qua đã để lại số người nghèo trong chế độ nô lệ hơn trong bất kỳ thời điểm nào của lịch sử nhân loại. Các chuyên gia thì nói rằng có khoảng 35 triệu người đang sống như nô lệ. Con số đó tương đương dân số Canada. Đó là lý do tại sao tôi luôn gọi tình trạng bạo lực này là Đại dịch Châu chấu. Vì nó tàn phá cuộc sống của người nghèo như một căn bệnh dịch hạch. Khi đi khảo sát các khu dân cư cực nghèo, họ đều nói bạo lực là nỗi sợ lớn nhất. Nhưng cái họ nhắc tới không phải là bạo lực của diệt chủng hay chiến tranh, mà là bạo lực xảy ra hàng ngày. Là một luật sư, tôi đã nghĩ ngay rắng chúng ta phải thay đổi luật. Bạo lực đối với người nghèo phải được công nhận là phạm pháp. Nhưng sau đó tôi thấy rằng vấn đề không phải người nghèo không hiểu luật, mà là luật pháp không được thực thi với họ. Ở các nước đang phát triển, hệ thống thực thi pháp luật cơ bản không được vận hành mà trong 1 báo cáo của Liên Hiệp Quốc gần đây chỉ ra, rằng "hầu hết người nghèo không được pháp luật bảo vệ. Phải thú nhận, rằng tôi và bạn cũng không hiểu hết điều đó có nghĩa là gì nếu không được trực tiếp chứng kiến. Chúng ta mặc định rằng pháp luật phải được thực thi. Niềm tin này biểu hiện rõ ràng qua ba con số đơn giản 9-1-1 vâng, là số cứu trợ khẩn cấp của cảnh sát ở Canada và Mỹ, nơi mà thời gian phản hồi trung bình cho một cuộc gọi khẩn cấp là khoảng 10 phút. Nên chúng ta nghĩ đó là điều hiển nhiên. Nhưng thử nghĩ xem nếu không có luật pháp bảo vệ thì chuyện gì sẽ xảy ra? 1 phụ nữ ở Oregon vừa mới trải qua 1 chuyện như vậy Một buỗi tối thứ bảy, cô ấy đang ở nhà 1 mình thì có 1 người đang ông xông vào nhà. Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất vì chính người đó đã hành hung cô đến mức phải nhập viện chỉ vừa cách đó 2 tuần. Quá hoảng sợ, cô nhấc điện thoại lên và như một phản xạ, gọi 911, nhưng trớ trêu là ngân sách ở đó bị cắt giảm, nên luật pháp không được thực thi vào cuối tuần. Mời mọi người nghe. Nhân viên: Chúng tôi không có ai để cử đến đó. Người phụ nữ: Ok. NV: nhưng nếu anh ta vẫn tiến tới và hành hung cô, cô có thể bảo anh ta đi đi không? Hay liệu anh ta có bị xỉn hay phê thuốc gì không? PN: Tôi đã đuổi rồi, tôi có nói là tôi đang gọi 911. Anh ta cũng vẫn đập cửa vào nhà và hành hung tôi. NV: À vâng. PN: Um, cho nên.. NV: Có cách nào để chị thoát khỏi chỗ đó 1 cách an toàn không? PN: Không, vì anh ta đã chặn con đường duy nhất rồi. NV: Ồ, vậy tôi chỉ có thể đưa ra vài lời khuyên và gọi cho cảnh sát trưởng sáng mai. Nếu xui xẻo mà chị thấy anh ta có vũ khí hoặc cố tình đánh chị thì là câu chuyện khác. Cảnh sát trưởng thì không có ở đây, chị biết đấy Và giờ cũng không có ai khác để cử đi." Gary Haugen: Thật đau lòng, người phụ nữ đó đã bị hành hung, bóp cổ và hãm hiếp bởi vì luật pháp không bảo vệ được cô ấy. Và đó là tình trạng của hàng tỉ người nghèo hiện nay. Cụ thể là thế nào? Ở Bolivia, khi 1 người đàn ông hãm hiếp 1 đứa trẻ nghèo, thì khả năng anh ta trượt chân té chết trong nhà tắm, còn cao hơn khả năng phải vào tù vì tội hãm hiếp. Ở Nam Á, nếu bạn bắt người khác làm nô lệ, thì nguy cơ bị sét đánh cao hơn là nguy cơ bị bắt bỏ tù. Và cứ thế, nạn bạo lực hoành hành mỗi ngày. Và nó phá hủy mọi nỗ lực của chúng ta nhằm giúp đỡ hàng tỷ người thoái khỏi địa ngục 2-đô-la-1-ngày Vì số liệu thì không gian dối, và chúng cho thấy rắng Chúng ta có thể tập trung của cài sức lực để giúp người nghèo, nhưng nếu không ngăn chặn bàn tay của bạo lực phá hủy chúng, thì cũng không thể tạo ra được tác động lâu dài nào cả. Vậy, bạn sẽ nghĩ việc thực thi các luật cơ bản ở các nước đang phát triển sẽ được ưu tiên hàng đầu trong việc chống đói nghèo. Nhưng không phải. Các số liệu của các tổ chức quốc tể không chỉ ra được 1% nào của quỹ cứu trợ được dành để bảo vệ người nghèo khỏi hỗn loạn của xã hội vô luật. Nhưng đôi khi chúng ta nói về bạo lực chống lại người nghèo bằng những cách kỳ khôi nhất có thể. 1 tổ chức nước sạch kể về 1 trường hợp đau lòng của những cô gái bị hãm hiếp trên đường đi lấy nước và đưa ra cách giải quyết là xây 1 cái giếng mới giúp quãng đường đi của họ ngắn lại. Câu chuyện là như thế. Không ai nhắc 1 từ nào đến kẻ hãm hiếp vẫn tồn tại trong xã hội đó. Giả sử có 1 sinh viên trong trường bị hãm hiếp trên đường đến thư viện, chúng ta không giải quyết bằng cách dời thư viện gần ký túc xá. Nhưng không hiểu sao người ta lại cư xử như vậy với người nghèo. Sự thật là những chuyên gia nổi tiếng trong việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cũng không biết cách giải quyết. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Họ không nhắc đến chuyện đó. Nguyên nhân cơ bản hơn khiến cho việc thực thi pháp luật ở thế giới thứ ba bị bỏ mặc, là vì những người có tiền ở đó, thì lại không cần đến pháp luật. Tôi vừa tham dự diễn đàn kinh tế thế giới và nói chuyện với các doanh nhân thành công ở các nước đang phát triển và hỏi họ rằng, "Các bạn làm gì để bảo vệ nhân lực và tài sản của mình được an toàn?" Họ nhìn nhau và nói, gần như cùng lúc, "Chúng tôi bỏ tiền ra mua". Thật vậy, lực lượng bảo vệ tư nhân ở đó đông gấp 4, 5, có khi 7 lần lực lượng cảnh sát. Ở châu Phi bây giờ, tỉ lệ người làm bảo vệ tư nhân là lớn nhất. Vậy, người giàu thì trả tiền để được an toàn và càng giàu hơn, nhưng người nghèo thì không có tiền và phải chịu nguy hiểm và họ ngày càng lún sâu xuống bùn. Đây là 1 thực tế khủng khiếp Mà đáng lẽ không nên có. Việc coi thường pháp luật có thể thay đổi. Bạo lực có thể chấm dứt. Hầu hết hệ thống tư pháp hình sự, đều từng bị vi phạm, nhưng đều có thể được biến đổi bằng những tâm huyết và nỗ lực vượt bậc. Cách giải quyết đã rất rõ ràng. Thứ nhất: chúng ta cần bắt đầu chấm dứt bạo lực để chấm dứt đói nghèo. Những cuộc đối thoại để giải quyết đói nghèo mà không bao gồm giải quyết bạo lực là chưa đủ. Thứ 2, phải đầu tư nguồn lực và chia sẻ các chuyên môn để hỗ trợ thế giới thứ ba Chính hệ thống công lý chung, chứ không phải là sự bảo vệ tư nhân, mới bảo đảm quyền được an toàn của mọi người. Những sự đổi thay này là khả thi và nó đang được thực hiện. Gần đây, quỹ Gates tài trợ cho 1 kế hoạch ở thành phố lớn thứ 2 Philippines, được người dân ủng hộ, và pháp luật được thực thi đã thay đổi tình trạng tham nhũng trong ngành tòa án và cảnh sát rồi chỉ trong vòng 4 năm, họ đã có thể giảm được số vụ tấn công tình dục trẻ em đến 79% Từ kinh nghiệm quá khứ, có một điều gì không thể giải thích, không rõ nguyên nhân là sự thất bại của lòng trắc ẩn. Bởi tôi nghĩ rằng lịch sử sẽ do con cháu chúng ta phán quyết khi nó hỏi rằng, "Ông bà đã ở đâu?" Khi mà người Do Thái chạy trốn Đức Quốc Xã và bị từ chối nhập cảnh? Mọi người đã ở đâu? Khi người Mỹ gốc Nhật bị giải đến các trại giam, bà đã ở đâu? Còn ông đã ở đâu, khi họ hành hạ những người Mỹ gốc Phi chỉ vì họ cũng muốn được bầu cử? Tương tự, nếu con cháu chúng ta hỏi, "Ông bà đã ở đâu khi 2 tỉ người nghèo nhất thế giới đắm chìm trong hỗn loạn của sự vô pháp?" Tôi mong chúng ta có thể trả lời rằng, chúng ta đã lên tiếng, đã hành động để góp phần chấm dứt bạo lực. Cám ơn rất nhiều. (Tiếng vỗ tay) Chris Anderson: 1 câu chuyện rất lay động. Xin vui lòng kể cho mọi người nghe những hoạt động đã được làm, ví dụ như tăng cường đào tạo cảnh sát. Quá trình đó khó như thế nào? GH: 1 trong những kết quả rõ ràng nhất là những hệ thống mục ruỗng này sẽ bị xóa sổ. Và chính quyền cũng đang bắt tay hành động. Cái còn thiếu bây giờ là sự đầu tư về vật chất và trí tuệ. Tất nhiên là có những khó khăn đặt ra cho chính phủ, nhưng đó là chuyện có thể giải quyết, vì đã có những tiền lệ trên thế giới đã được thực thi rất khả quan. CA: Vậy sẽ tốn khoảng bao nhiêu tiền để tạo ra sự thay đổi tại một nước, trong ngành cảnh sát chẳng hạn Tôi biết đó cũng chỉ là một phần nhỏ GH: Ví dụ, ở Gatemala, khi tôi bắt đầu làm việc với cảnh sát, thẩm phán hay công tố viên, để hướng dẫn họ cách xử lý các trường hợp đó. Thì tôi đã thấy tỉ lệ công tố viên phản đối xâm hại tình dục tăng lên 1000%. Chương trình được hỗ trợ chỉ khoảng 1 triệu đô/năm, 1 hành động nhỏ có thể tạo ra tiếng vang lớn Việc thúc đẩy hoàn thiện hệ thống luật hình sự sẽ có hiệu quả nếu như chúng ta được huấn luyện và hướng dẫn đúng đắn Và đặc biệt là, giới trung lưu ở những nước đó đã từng nghĩ rằng không có tương lai gì với 1 xã hội bất ổn và không an toàn thì đây là cơ hội để thay đổi. CA: Nhưng để làm được thì phải có tác động đến từng bộ phận của hệ thống như cảnh sát, ngoài ra còn gì nữa? GH: Về việc thực thi luật pháp thì sẽ bắt đầu từ công an, họ là điểm bắt đầu của sợi dây công lý, nhưng họ giao cho công tố viên, rồi công tố viên chuyển cho quan tòa, và các nạn nhân phải được ủng hộ bởi tất cả các lực lượng đó. Nên ta phải tìm cách tụ họp họ lại. Đôi khi người ở tòa án được học 1 chút, nhưng cảnh sát lại đưa ra bằng chứng sai lạc hoặc cảnh sát đã dính líu tới ma túy hoặc khủng bố và không mảy may cho rằng những người nghèo cũng cần một hệ thống luật nghiêm túc, Vậy nên, vấn đề là tập trung mọi nguồn lực và ta có thể giúp người nghèo khó ấy được hưởng hệ thống luật như chúng ta, mặc dù đôi khi không phải hoàn hảo, nhưng riêng chuyện có thể gọi 911 và tin rằng mình sẽ được bảo vệ, là đã quý lắm rồi. CA: Gary, tôi nghĩ anh đã làm 1 việc tuyệt vời là làm cho vấn đề này được chú ý trên toàn thế giới qua cuốn sách của anh, và ngay tại đây hôm nay. Cám ơn anh rất nhiều. Gary Haugen. (Tiếng vỗ tay)