Khoảng đầu thập niên 1750, một chàng thanh niên 22 tuổi tên Benjamin Banneker ngồi chăm chỉ khắc gỗ để tạo ra bánh răng cưa. Anh ráp các bộ phận lại với nhau tạo nên phần bên trong phức tạp của chiếc đồng hồ quả lắc hy vọng sẽ gõ vào đúng mỗi giờ. Anh chỉ có mỗi chiếc đồng hồ bỏ túi để truyền cảm hứng cho những phép tính toán của mình. Tuy vậy, kỹ thuật cẩn thận của anh đã có tác dụng. Đồng hồ gõ chuông đã xuất hiện được hàng trăm năm, nhưng đồng hồ của Banneker có lẽ là thứ được tạo ra lần đầu tiên ở Mỹ, thu hút du khách hiếu kỳ từ khắp nơi trên đất nước. Thể hiện sự xuất sắc của anh, đồng hồ tiếp tục gõ trong suốt quãng đời còn lại của Banneker. Sinh năm 1731 có cha mẹ là nô lệ tự do trên nông trại ở Baltimore, Maryland, từ những ngày còn bé, Banneker đã say mê toán và khoa học. Sự khao khát kiến thức lớn dần thêm khi cậu tự học thiên văn, toán, kỹ thuật, và nghiên cứu về thế giới tự nhiên. Khi lớn lên, ông dùng thiên văn để dự đoán chính xác các sự kiện mặt trăng và mặt trời, trong đó có sự kiện nhật thực năm 1789, và thậm chí áp dụng kỹ năng toán học vào việc quy hoạch sử dụng đất. Điều này thu hút sự chú ý của doanh nhân địa phương ở Baltimore, Andrew Ellicott, cũng đồng thời là Thanh tra Hoa Kỳ. Nhận ra các kỹ năng của Banneker vào năm 1791, Ellicott đề cử ông làm trợ lý để thực hiện một dự án mới khá vinh dự, quy hoạch bố cục của tòa nhà quốc hội. Cùng lúc đó, Banneker chuyển hướng sang nông nghiệp. Ông dùng chuyên môn khoa học để áp dụng các phương pháp nông nghiệp mới lên nông trại thuốc lá của gia đình. Niềm say mê thế giới tự nhiên của ông cũng dẫn đến việc nghiên cứu về vòng đời tai hại của châu chấu. Năm 1792, Banneker bắt đầu xuất bản niên giám, cung cấp thông tin chi tiết hằng năm về vòng quay của mặt trăng và mặt trời, dự báo thời tiết, lịch trồng trọt và thủy triều. Banneker gửi bản viết tay của quyển niên giám đầu tiên tới Bộ trưởng Ngoại giao đến từ Virginia, Thomas Jefferson. Khi đó là mười năm trước khi Jefferson trở thành tổng thống. Banneker kèm theo một lá thư khẩn nài Jefferson "nắm giữ mọi cơ hội để loại bỏ những ý kiến với quan điểm ngớ ngẩn và điên rồ" đã gây ra định kiến chống lại người da đen. Jefferson đọc quyển niên giám và trả lời thư khen tác phẩm của Banneker. Việc Banneker viết thư cho vị tổng thống tương lai giờ được xem là một trong những ví dụ được lưu lại đầu tiên về thư kháng nghị vì quyền con người ở Mỹ. Suốt phần đời còn lại, ông đấu tranh cho lý tưởng này, lên tiếng phản đối nạn nô lệ thông qua việc viết văn. Vào năm 1806 ở độ tuổi 75, Banneker qua đời sau khi dành cả cuộc đời cho nghiên cứu và hoạt động. Vào ngày đám tang ông, ngôi nhà ông bốc cháy một cách bí ẩn, và phần lớn tác phẩm trong đời ông, gồm cả chiếc đồng hồ quả lắc đều bị thiêu rụi. Nhưng, gia sản của ông vẫn còn sống mãi.