Tôi có cảm giác mọi người đều đồng ý rằng chúng ta đang tiến tới một hình mẫu mới của đất nước và xã hội. Nhưng, chúng ta hoàn toàn không biết nó sẽ như thế nào hoặc nên như thế nào. Có vẻ như, cần phải có một cuộc đàm thoại về dân chủ trong thời đại này. Hãy nhìn nhận nó theo cách này: Chúng ta là công dân thế kỉ 21, đang cố hết sức để có thể tương tác với những cơ quan được thiết kế từ thế kỉ 19 dựa trên nền công nghệ thông tin của thế kỉ 15. Hãy nhìn vào một số đặc điểm của hệ thống này. Trước hết, nó được thiết kế cho một nền công nghệ thông tin đã hơn 500 năm tuổi. Và hệ thống khả thi nhất được thiết kế cho nó là hệ thống nơi thiểu số đưa ra các quyết định hàng ngày nhân danh đa số. Và số đông bầu chọn vài năm một lần. Thứ hai, chi phí để tham gia vào hệ thống này là cực kì lớn. Bạn hoặc phải có một số tiền và tầm ảnh hưởng nhất định, hoặc phải dành cả đời cho sự nghiệp chính trị. Bạn phải trở thành đảng viên leo từ từ lên các cấp bậc đến một ngày nào đó bạn có thể ngồi vào bàn họp để đưa ra các quyết định. Và cuối cùng là, ngôn ngữ của hệ thống này thì cực kì khó hiểu. Nó được tạo ra vì các luật sư, bởi các luật sư và không ai khác có thể hiểu nó. Đó là một hệ thống mà chúng ta có thể bầu chọn chính quyền, nhưng lại hoàn toàn không biết cách những người lãnh đạo ra quyết định. Vậy nên, một ngày khi nền công nghệ thông tin mới cho phép chúng ta tham gia bất cứ buổi thảo luận nào trên toàn cầu, những rào cản thông tin sẽ ít đi, và chúng ta có thể, hơn bao giờ hết, bày tỏ những mong muốn và quan tâm của mình. Hệ thống chính quyền của chúng ta vẫn như thế trong suốt 200 năm qua và nó muốn ta bằng lòng là những người tiếp nhận thụ động của một vở độc thoại. Do đó, không hề ngạc nhiên khi kiểu hệ thống này chỉ có thể tạo nên hai hệ quả: sự im lặng hoặc sự ầm ĩ. Sự im lặng của những người không liên quan đơn giản là không muốn tham gia. Có một quan điểm chung mà tôi thật sự không thích, rằng chúng ta, những công dân, bản chất là lãnh đạm. Rằng chúng ta lảng tránh sự ràng buộc. Nhưng, liệu bạn có thể đổ lỗi cho ta việc không nắm lấy cơ hội đi đến trung tâm thành phố vào giữa ngày làm việc để tham gia một buổi nói chuyện không một chút gì liên quan? Mâu thuẫn được tạo ra giữa một hệ thống không còn hữu dụng hay có khả năng đàm thoại và công dân ngày càng quen với việc đại diện cho chính mình. Rồi ồn ào nổi lên: Chile, Argentina, Brazil, Mexico, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ, họ đều là nước dân chủ. Công dân tại đây được tiếp cận hộp phiếu bầu. Nhưng họ vẫn cảm thấy chưa đủ, họ cần xuống đường để tiếng nói của mỉnh được lắng nghe. Đối với tôi, nó giống với châm ngôn của thế kỉ 18, nền móng cho sự chuyển đổi của hệ thống dân chủ hiện đại: "Không đánh thuế nếu không có sự đại diện", có thể nâng cấp lên thành: "Không có đại diện mà không có đối thoại". Chúng ta muốn có ghế ở bàn đàm phán Và đúng như vậy. Nhưng để là một phần của cuộc đối thoại, chúng ta cần biết mình muốn làm gì tiếp, bởi những hành động chính trị có thể chuyển từ kích động sang xây dựng. Thế hệ của tôi đã cực kì giỏi trong việc sử dụng mạng kết nối và công nghệ mới để tổ chức các cuộc biểu tình, có thể thành công tác động đến những vấn đề nghị sự, ngăn cản những bộ luật tệ hại, thậm chí đạp đổ chính quyền độc tài. Và chúng ta nên tự hào về điều đó. Nhưng, cũng phải thừa nhận rằng chúng ta không thực sự giỏi trong việc sử dụng chúng để thể hiện thành công những gì chúng ta đang nhìn thấy và tìm kiếm sự đồng thuận và dựng xây đồng minh để biến điều đó thành sự thật. Và những mối nguy mà ta cần đối mặt là tạo ra một lực hút sức mạnh to lớn để nhanh chóng thu hút những quyền lực chân lý, như quân đội hay những tổ chức tích cực tận tụy thường vô cùng cực đoan. Nhưng nền dân chủ của chúng ta không chỉ là về vấn đề bầu cử vài năm một lần, Cũng không về vấn đề khiến triệu người đổ ra đường. Vậy nên, câu hỏi mà tôi muốn đặt ra ở đây, và tin rằng đó là câu hỏi quan trọng nhất cần được trả lời, đó là: Nếu Internet là nền báo chí mới, đâu là nền dân chủ cho thời kì Internet? Cơ quan nào cần được xây dựng cho xã hội thế kỉ 21? Tôi không có câu trả lời, trường hợp này, Tôi nghĩ mọi người cũng vậy. Nhưng tôi tin rằng chúng ta không thể lảng tránh câu hỏi này thêm nữa. Vậy nên tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và những gì học được với hi vọng đóng góp một phần rất nhỏ cho buổi nói chuyện này. Hai năm trước, cùng một nhóm bạn từ Argentina, chúng tôi nghĩ: "Làm thế nào để đại diện của chúng ta, những đại diện được tuyển chọn, sẽ đại diện cho tất cả chúng ta?" Marshall McLuhan từng nói chính trị đang giải quyết những vấn đề hôm nay bằng những công cụ của hôm qua. Vậy nên, câu hỏi thôi thúc chúng tôi là, liệu có thể thử giải quyết một vài vấn đề của hôm nay bằng những phương pháp mà ta sử dụng hàng ngày? Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là thiết kế và phát triển một mảng phần mềm gọi là DemocracyOS. DemocracyOS là một mã nguồn mở được thiết kế để trở thành cầu nối giữa người dân và những đại diện được tuyển chọn giúp chúng ta dễ dàng tham gia trong cuộc sống thường ngày. Đầu tiên, bạn cần nắm bắt thông tin về những dự thảo mới được đưa ra tại Quốc Hội ngay lập tức được diễn giải và giải thích bằng ngôn ngữ đại chúng. Nhưng chúng ta đều biết thay đổi xã hội không chỉ bắt đầu từ việc biết nhiều hơn thông tin mà còn là làm gì với nó nữa. Việc truy cập thông tin tốt hơn sẽ dẫn đến thảo luận về điều cần làm tiếp theo và DemocracyOS cho phép điều đó. Bởi chúng tôi tin rằng nền dân chủ không chỉ là vấn đề tồn đọng những ưu tiên, chồng chất, mà những cuộc tranh luận công khai lành mạnh nên, một lần nữa, trở thành một trong những giá trị thiết yếu. DemocracyOS là về thuyết phục và bị thuyết phục, để đạt đến sự đồng thuận cũng như là tìm ra cách tối ưu để cân bằng những bất đồng. Và cuối cùng, bạn có thể bầu chọn việc bạn muốn đại diện được tuyển chọn sẽ bầu chọn như thế nào. Và nếu không thoải mái khi bầu chọn về một vấn đề nào đó, bạn luôn có thể ủy thác phiếu bầu cho ai đó, góp phần vào sự lãnh đạo xã hội sôi nổi và phát triển. Mọi thứ bỗng trở nên dễ dàng khi so sánh những kết quả này với cách các đại diện của chúng ta bỏ phiếu trong Quốc hội. Cũng trở nên rõ ràng rằng công nghệ không phải làm trò gian trá. Điều chúng ta cần làm là tìm những diễn viên có kiến thức xã hội rộng rãi và sử dụng chúng để tạo nên các quyết định đúng đắn và công bằng hơn. Vì thế, chúng tôi tiếp cận các đảng chính trị truyền thống và cung cấp cho họ DemocracyOS. Chúng tôi nói: "Nhìn này, chúng tôi có một nền tảng để xây dựng đối thoại hai chiều với các cử tri." Và chúng tôi thất bại. Chúng tôi đã thất bại thảm hại. Chúng tôi hành động như mấy đứa trẻ. Chưa kể, chúng tôi bị gọi là ngây thơ. Thành thật mà nói, dù muộn màng, tôi nghĩ đúng là như vậy. Bởi thử thách mà chúng tôi đối mặt, không phải tính kĩ thuật, mà là về văn hóa. Các đảng chính trị không bao giờ sẵn lòng thay đổi cách họ đưa ra quyết định. Nên khá rõ ràng rằng nếu muốn tiến xa hơn với ý tưởng này chúng tôi phải tự làm lấy. Do đó, với chút niềm tin liều lĩnh, vào tháng Tám năm ngoái, chúng tôi đã thành lập một đảng chính trị của riêng mình. El Partido de la Red, hay Net Party, ở thành phố Buenos Aires. Và thậm chí liều lĩnh hơn, chúng tôi đã ứng cử tháng 10 năm ngoái, với quan điểm: Nếu chúng tôi muốn một ghế trong Quốc hội, ứng cử viên đại diện của chúng tôi luôn luôn bỏ phiếu theo những gì mà người dân quyết định trên DemocracyOS. Mỗi một kế hoạch được đưa ra tại Quốc hội chúng tôi đều bầu chọn theo những gì người dân quyết định trên nền tảng này. Đó là cách chúng tôi đột nhập vào hệ thống chính trị. Chúng tôi hiểu nếu muốn trở thành một phần của cuộc đối thoại, có một ghế tại bàn đàm phán, chúng tôi cần trở thành những bên liên quan có giá trị, và cách duy nhất để làm là làm theo những qui định. Nhưng chúng tôi đột nhập với ý nghĩ rằng chúng tôi đang thay đổi cách mà đảng chính trị ra quyết định. Lần đầu tiên, chúng tôi tạo nên những quyết định cùng với những người cũng bị ác quyết định đó ảnh hưởng trực tiếp như chúng tôi, Đó là một bước đi táo bạo cho một đảng 2 tháng tuổi ở thành phố Buenos Aires. Nhưng nó đã gây được sự chú ý. Chúng tôi nhận 22000 phiếu bầu, chiếm 1.2% và về nhì tại cuộc bầu chọn địa phương. Dù không đủ để giành được một ghế ở Quốc hội, chúng tôi vẫn có thể trở thành một phần của buổi đối thoại, cho đến tháng sau đó, Quốc hội, một cơ quan, phát hành lần đầu tiên trong lịch sử Argentina, một DemocracyOS để thảo luận, với người dân, ba điều luật: hai điều về giao thông thành thị và một về quyền sử dụng không gian công cộng. Tất nhiên, những đại diện được chọn của chúng tôi không nói rằng: "Đúng, chúng tôi sẽ bầu theo những gì người dân quyết định," nhưng chúng tôi sẵn lòng thử. Họ luôn sẵn lòng mở ra những không gian mới để cam kết với nhân dân và hi vọng họ cũng sẽ sẵn lòng lắng nghe. Hệ thống chính trị của chúng ta có thể được chuyển đổi, và không phải bằng cách lật đổ, phá hủy nó, mà sửa lại với công cụ mà Internet mang tới cho chúng ta. Nhưng thử thách thật sự là tìm kiếm, thiết kế tạo ra, củng cố những kết nối đó đổi mới, biến đổi sự ầm ĩ và im lặng thành dấu hiệu và cuối cùng mang nền dân chủ đến thế kỉ 21. Tôi không cho rằng điều này là dễ dàng. Nhưng với kinh nghiệm của mình, chúng ta thật sự có cơ hội biến nó thành hiện thực. Và trong lòng tôi, đó thật sự đáng để thử. Cảm ơn các bạn (Vỗ tay) Cám ơn