Ở ngay ốc đảo của giới trí thức, là TED, buối tối nay tôi đứng trước các bạn với tư cách là một chuyên gia kéo đồ vật nặng ở vùng lạnh lẽo. Tôi đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm địa cực gần như cả cuộc đời, và tháng trước, một người đồng đội Tarka L'Herpiniere và tôi đã hoàn thành cuộc thám hiểm tham vọng nhất mà tôi muốn đạt được. Thực ra, tôi cảm thấy như mình vừa được đưa thẳng tới đây từ bốn tháng ở giữa một nơi không có người, hầu như chỉ càu nhàu và nguyền rủa, thẳng tới sân khấu TED. Vậy các bạn có thể hình dung đó là sự chuyển đổi không hoàn toàn liền mạch. Một trong những tác dụng phụ lý thú có vẻ là trí nhớ ngắn hạn của tôi hoàn toàn vô dụng. Nên tôi phải viết một vài ghi chú để tránh việc càu nhàu và nói bậy quá nhiều trong 17 phút tới. Đây là lần đầu tiên tôi nói về cuộc thám hiểm này, khi chúng ta không sắp xếp chuỗi gen hay làm kính thiên văn vũ trụ, đây sẽ là câu chuyện về đánh cược tất cả những gì ta có để đạt được một điều mà chưa từng được làm trước đó. Nên tôi mong các bạn có thể rút ra được điều gì đó từ nó. Nó là một hành trình, một cuộc viễn chinh ở Nam Cực, lục địa lạnh nhất, nhiều gió nhất, khô nhất và cao nhất trên trái đất. Đó là nơi cực kì thú vị, Một nơi cực kì lớn. Nó lớn gấp đôi nước Úc, một lục địa bằng Trung Quốc và Ấn Độ hợp lại. Ngoài lề, tôi đã trải nghiệm một hiện tượng thú vị trong những ngày gần đây, một điều mà tôi mong Chris Hadfield có thể có được từ TED sau vài năm nữa, cuộc đối thoại diễn ra đại loại như thế này: "Ôi, Nam cực. Tuyệt vời. Chồng tôi và tôi đã tới Nam Cực với Lindblad nhân lễ kỉ niệm." Hoặc, "Ồ hay quá, bạn đã tới đó cho cuộc chạy marathon à?" (Tiếng cười) Cuộc hành trình của chúng tôi, thực sự là 69 cuộc chạy marathon nối tiếp trong 105 ngày, 1.800 dặm (~2.897km) đi bộ vòng quanh rìa Nam Cực đến Cực Nam và quay về. Trong quá trình đó, chúng tôi phá kỉ lục cho hành trình quanh cực dài nhất trong lịch sử con người với hơn 400 dặm. (Vỗ tay) Với những ai đến từ vùng Vịnh, nó giống như đi bộ từ đây đến San Francisco, sau đó quay lại và tiếp tục đi bộ trở lại. Chuyến đi bắt đầu, một chuyến đi dài, và tôi thấy nó được tóm tắt ngắn gọn nhất ở đây trên những trang giấy thiêng của tờ Business Insider Malaysia. ["Hai Nhà Thám Hiểm Vừa Hoàn Tất Cuộc viễn chinh quanh cực. Những Ai Thử Trước Chris Hadfield đã nói thật hùng hồn về nỗi sợ và về thành công kì lạ, thực ra là sự sống sót kì lạ. Trong 9 người trong lịch sử đã cố gắng thực hiện hành trình này trước chúng tôi, không ai đi được tới cực và trở lại, và năm người đã chết trong quá trình đó. Đây là Đại tá Robert Falcon Scott. Ông ấy đã dẫn đầu đội cuối cùng đi cuộc thám hiểm này. Scott và đối thủ của ông Ngài Ernest Shackleton, hơn khoảng thời gian của một thập kỉ, cùng dẫn đầu cuộc chiến để là người đầu tiên tới cực Nam, để lập và vẽ bản đồ lục địa Nam Cực, nơi mà chúng ta biết rất ít, trong thời điểm đó, (ít) hơn là bề mặt mặt trăng, vì mặt trăng có thể thấy qua kính thiên văn. Hầu hết Nam Cực, 1 thế kỉ trước, không có trên bản đồ. Một số các bạn có thể biết câu chuyện. Cuộc viễn chinh cuối của Scott, Terra Nova, năm 1910, bắt đầu theo cách tiếp cận người khổng lồ. Ông ấy có một nhóm lớn dùng ngựa, dùng chó, dùng máy kéo chạy bởi xăng, để tại hàng loạt kho được định sẵn thức ăn và năng lượng để mà đội cuối 5 người của Scott sẽ đi tới cực, nơi mà họ quay đầu lại và trượt tuyết về lại bờ rìa bằng chân. Scott và đội cuối 5 người của ông đã tới cực Nam vào tháng 1, 1912 để nhận ra là họ đã bị vượt mặt bởi đội Na-uy do Roald Amundsen dẫn đầu, những người đi bằng xe trượt do chó kéo. Đội của Scott cuối cùng phải đi bộ. Và hơn cả 1 thế kỉ, cuộc đi đó vẫn chưa hoàn thành. Đội 5 người cùng chết trên hành trình đi về. Và suốt thập kỉ trước, tôi luôn tự hỏi bản thân tại sao như vậy. Làm thế nào điều này vẫn là mức cao nhất đạt tới? Đội của Scott đã đi được 1600 dặm bằng chân. Không một ai đạt gần tới mức ấy từ hồi đó. Vậy đây là mức cao nhất con người chịu được, nỗ lực của con người, thành tựu thể thao của con người trong khí hậu được xem là khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Nó như là kỉ lục marathon vẫn chưa được phá từ năm 1912. Và dĩ nhiên sự kết hợp vừa lạ vừa dễ đoán của tò mò, sự cứng đầu, và có lẽ cả sự xấc xược khiến tôi nghĩ tôi có thể là người thử kết thúc được công việc. Không giống cuộc thám hiểm của Scott, chỉ có hai chúng tôi, và chúng tôi bắt đầu từ rìa của lục địa vào tháng 10 năm ngoái, tự kéo tất cả vật dụng, quá trình mà Scott gọi là "người-kéo." Khi tôi nói nó giống như đi bộ từ đây tới San Francisco và về, ý tôi thật sự là giống như kéo theo 1 thứ nặng hơn một cầu thủ nặng nhất của đội NFL trước giờ. Xe kéo của chúng tôi nặng 200 kí, hay 440 pounds từng cái vào lúc bắt đầu, cùng cân nặng với khối lượng con ngựa yếu nhất của Scott kéo. Lúc mới đầu, trung bình chúng tôi đi 0.5 dặm 1 giờ. Có lẽ lý do không 1 ai cố gắng thực hiện chuyến đi này đến giờ, trong hơn 1 thế kỉ, là không ai đủ ngốc để thử Và khi mà tôi không thể nói chúng tôi đang khám phá trong hướng chân thực kiểu Edward của thế giới - chúng tôi không đặt tên núi hay vẽ bản đồ thung lũng chưa có nào tôi nghĩ chúng tôi đã đặt chân tới nơi chưa có trong cảm nhận của con người. Chắc chắn, nếu trong tương lai ta học được là có một phần trong não sáng lên khi ta tự nguyền rủa bản thân, tôi sẽ không hề ngạc nhiên chút nào. Các bạn đã nghe nói trung bình người Mỹ ở trong nhà 90% thời gian Chúng tôi không ở trong nhà gần 4 tháng. Chúng tôi cũng không thấy mặt trời lặn. Trời sáng 24 giờ liền. Điều kiện sống khá giống người Spartan. Tôi thay đồ lót 3 lần trong 105 ngày Tarka và tôi chia sẻ cái lều 30ft2 (~3m2). Dù chúng tôi có một vài thiết bị kĩ thuật mà Scott không thể tưởng tượng được. Và chúng tôi viết blog trực tuyến mỗi tối từ lều, bằng laptop và một máy phát vệ tinh tùy chỉnh, tất cả dùng năng lượng mặt trời: chúng tôi có tấm quang điện phủ qua lều. Việc viết lách rất quan trọng với tôi. Từ bé, tôi đã được tạo cảm hứng từ văn học thám hiểm và khám phá, và tôi nghĩ chúng ta đều đã thấy ở đây suổt tuần này tầm quan trọng và sức mạnh của việc kể chuyện. Chúng tôi có một vài dụng cụ thế kỉ 21, nhưng thực tế là thử thách Scott gặp cũng là những điều chúng tôi đối mặt: loại thời tiết và điều Scott gọi là lướt, lượng ma sát giữa xe kéo và tuyết. Mức gió lạnh nhất chúng tôi trải nghiệm là -70s, và chúng tôi có tầm nhìn bằng không, điều gọi là mù trắng (white-out), gần như hết cả cuộc hành trình. Chúng tôi đi lên và xuống một trong những sông băng lớn nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới, Beardmore. Nó dài 110 dặm; hầu hết bề mặt nó là cái được gọi là đá xanh. Bạn có thể thấy đó là 1 bề mặt xanh đẹp lung linh và cứng như thép bọc bởi hàng ngàn và hàng ngàn kẽ nứt, những vết nứt sâu đến 200ft (~ 67m). Máy bay không thể đậu ở đây, chúng tôi ở cực điểm nguy hiểm, theo đúng nghĩa, khi cơ hội chúng tôi được cứu rất nhỏ. Chúng tôi đến được cực Nam sau 61 ngày đi bộ, 1 ngày nghỉ vì thời tiết quá xấu, và tôi buồn khi nói, đó là điều không như mong đợi. Ở đó có một căn cứ Mỹ được dựng lâu dài, trạm Cực Nam Amundsen-Scott ở cực Nam. Họ có đường băng (máy bay), họ có nhà ăn (căn-tin), họ có nước tắm nóng, bưu điện, tiệm lưu niệm, sân chơi bóng rổ lớn gấp đôi 1 rạp phim. Mọi thứ khác hơn thời đại này, và ở đó còn có hàng héc - ta rác thải. Tôi nghĩ đó là điều lạ lùng. khi con người tồn tại được 365 ngày trong năm. với bánh mì kẹp, nước nóng và rạp chiếu phim, nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều các thùng cạc tông rỗng. Bạn có thể thấy bên trái bức ảnh, hàng héc-ta vuông rác thải chờ được mang đi khỏi cực Nam. Nhưng cũng có một cực ở Nam Cực, chúng tôi tự đi bộ đến đó, không có trợ giúp, không có hỗ trợ, bằng con đường khó khăn nhất, 900 dặm trong thời gian kỉ lục, kéo theo nặng hơn bất cứ ai trong lịch sử. Và nếu chúng tôi dừng ở đó rồi bay về nhà, điều mà được cho là cực kì hợp lý để làm, thì bài nói của tôi đến đây là hết và nó sẽ kết thúc theo kiểu như thế này: Nếu bạn có đúng nhóm bên bạn, đúng dụng cụ, công nghệ phù hợp và nếu bạn có đủ niềm tin vào bản thân và đủ quyết tâm, thì chuyện gì cũng có thể. Nhưng rồi chúng tôi đã quay đầu lại, và đây là lúc chuyện trở nên thú vị. Cao trên lục địa Nam Cực, hơn 10.000ft (~3.048m), gió rất mạnh, rất lạnh và rất khô, chúng tôi kiệt sức. Chúng tôi đã làm được 35 cuộc marathon, chúng tôi chỉ mới ở nửa đường, chúng tôi có mạng lưới an toàn, tất nhiên, máy bay trượt tuyết và điện thoại vệ tinh và đèn hiệu theo dõi trực tuyến 24 giờ, mà Scott không có, nhưng trong ý thức, thay vì khiến mọi thứ dễ dàng hơn, lưới an toàn thực ra cho phép chúng tôi cắt bỏ thực sự những điều rất tốt đẹp, để chạm đến gần giới hạn tuyệt đối của con người. Và nó là một dạng hành hạ rất thấm thía để bạn kiệt sức đến điểm của việc chết đói ngày qua ngày trong khi kéo theo xe trượt tuyết đầy thức ăn. Trong nhiều năm, tôi đã viết lưu loát những đề nghị xin tài trợ về việc đẩy đến giới hạn sức chịu đựng của con người, nhưng thực tế, đó là một nơi đáng sợ thực sự khi đâm vào. Chúng tôi có, trước khi đến được cực, 2 tuần toàn gió ngược, làm chậm chúng tôi. Kết quả là, chúng tôi có nhiều ngày chỉ ăn nửa khẩu phần. Chúng tôi có lượng đồ ăn hạn chế trong xe cho chuyến đi, cho nên chúng tôi cố gắng duy trì bằng cách giảm 1/2 lượng calori chúng tôi nên ăn. Kết quả là, cả hai hạ đường huyết nhanh chóng - chúng tôi có lượng đường máu thấp ngày qua ngày - và ngày càng nhạy cảm với thời tiết cực lạnh. Tarka chụp bức ảnh này của tôi một buổi chiều sau khi tôi gần như ngất đi vì giảm nhiệt. Cả hai có từng cơn giảm nhiệt, điều tôi chưa từng trải qua, nó thực sự rất xấu hổ. Cũng nhiều như bạn có thể muốn nghĩ, giống như tôi, rằng bạn là người không bỏ cuộc, rằng bạn sẽ trở về trong ăn mừng, sự giảm nhiệt không cho bạn chọn lựa. Bạn trở nên hoàn toàn bất lực. Giống như đứa trẻ tập đi bị say. Bạn trở nên thảm hại. Tôi nhớ rằng mình chỉ muốn nằm xuống và bỏ cuộc. Đó là một cảm giác kỳ dị, kì dị, và là bất ngờ có thực với tôi khi bị suy nhược đến mức ấy. Rồi chúng tôi hết lương thực hoàn toàn, Còn cách khoảng 46 dặm đến kho đầu tiên mà chúng tôi để đó cho chặng về. Chúng tôi để 10 kho đồ ăn, đúng nghĩa chôn đồ ăn và nhiên liệu, nhiên liệu để cho bếp, để nấu chảy tuyết ra nước-- và tôi bị buộc phải quyết định có nên gọi cho máy bay cung cấp, máy bay tuyết chở 8 ngày lương thực để chúng tôi vượt qua khoảng cách đó. Họ mất 12 giờ để đến chỗ chúng tôi từ phía bên kia Nam Cực. Gọi cho máy bay đó là một trong những quyết định khó nhất đời tôi. Nghe như tôi đang dựng chuyện khi đứng ở đây với cái bụng thế này Tôi đã lên 30 pounds (~ 13.6kg) trong 3 tuần qua. Trở nên đói như thế đã để lại một vết sẹo tinh thần thú vị, đó là tôi đã ăn như hút ở từng bữa tiệc đứng ở các khách sạn mà tôi dự. (Cười) Nhưng chúng tôi thật sự rất đói, và thực sự là trong tình trạng khá tệ hại. Tôi không hối hận gọi cho máy bay đó 1 giây phút nào, vì tôi vẫn đứng ở đây, còn sống, với tất cả nguyên vẹn, kể lại câu chuyện này. Nhưng được sự giúp đỡ từ bên ngoài như vậy không có trong kế hoạch, và đó là điều mà cái tôi của tôi vẫn đang chống đối. Đây là ước mơ lớn nhất tôi từng có, và nó đã gần như là hoàn hảo. Trên đường về lại bờ rìa, các móc sắt trên giày chúng tôi chúng tôi dùng đi qua lớp đá xanh trên băng-- bị hư ngay trên phía đầu của Beardmore. Chúng tôi vẫn còn 100 dặm đi xuống trên tảng đá xanh cực kì trơn cứng. Chúng cần được sửa chữa mỗi giờ. Để các bạn có thể so sánh, đây là nhìn xuống miệng sông băng Beardmore. Bạn có thể để vừa hết Manhattan vào cái khe hỡ đó. Đó là 20 dặm giữa núi Hope và núi Kiffin. Tôi chưa bao giờ thấy mình nhỏ bé như khi ở lục địa Nam Cực. Khi chúng tôi xuống miệng băng, chúng tôi thấy tuyết mới đã che khuất hàng tá những vết nứt sâu. Một người trong đoàn Shackleton đã tả việc băng qua địa hình kiểu này. như đi trên mái tàu hỏa bằng kính. Chúng tôi ngã nhiều lần hơn là tôi có thể nhớ, thường ngay khi đặt ván trượt hoặc giày trên tuyết. Đôi lần chúng tôi ngã đau tới tận nách, nhưng may mắn là chưa bao giờ bị sâu hơn. Và chưa tới 5 tuần trước, sau 105 ngày, chúng tôi đã qua ranh giới kết thúc kì cục, bất hạnh này, bờ Đảo Ross phía Tân Tây Lan của Nam Cực. Các bạn có thể thấy băng đá phía trước và loại đá lởm chởm đằng sau. Sau chúng tôi là những đường trượt không gãy gần 1.800 dặm (~2897 km) Chúng tôi đã thực hiện chuyến đi bộ dài nhất trên cực. là điều tôi đã mơ tưởng thực hiện cả thập kỉ. Và khi nhìn lại tôi vẫn bảo vệ mọi thứ mà tôi vẫn nói hàng năm qua về tầm quan trọng của mục tiêu, quyết tâm, và niềm tin của bản thân, nhưng tôi cũng thừa nhận tôi chưa suy nghĩ đủ nhiều về những việc xảy ra khi bạn đã đạt mục tiêu ám ảnh mà bạn đã dành hầu hết cuộc sống trưởng thành cho nó và sự thực là tôi vẫn đang tìm hiểu nó. Như tôi nói, có rất ít những dấu hiệu hời hợt rằng tôi đã đi. Tôi đã tăng 30 pounds. Tôi có vài vết sẹo do tê cóng, rất nhạt, có thể che bằng trang điểm. Tôi bị một cái trên mũi, một cái ở mỗi bên gò má, ở nơi để mắt kính nhưng bên trong tôi là một con người thực sự rất khác. Nếu nói thật, Nam Cực đã thách thức tôi và kinh thường tôi quá sâu sắc khiến tôi không chắc tôi có thể nói chúng thành lời. Tôi vẫn đang chật vật ghép lại các mảnh suy nghĩ của mình. Việc tôi đang ở đây để kể câu chuyện này là bằng chứng rằng chúng ta có thể đạt được những điều to lớn, bằng tham vọng, bằng đam mê, bằng sự cứng đầu tuyệt đối, qua việc từ chối không từ bỏ, rằng nếu bạn mong muốn điều gì đủ mạnh, như Sting nói, nó thực sự sẽ đạt được. Nhưng tôi cũng ở đây, nói rằng, bạn biết không, liệu sáo ngữ về chuyến hành trình sống quan trọng hơn điểm đến? Có điều gì đó trong luận điểm này. Tôi càng gần điểm đích của mình bao nhiêu, cái bờ lởm chởm đá của Đảo Ross đó, tôi càng bắt đầu nhận ra rằng bài học lớn nhất mà chuyến đi bộ rất dài và rất khó khăn này có thể dạy cho tôi hạnh phúc không phải là nơi kết thúc đường chạy, rằng với chúng ta, con người, sự hoàn hảo mà rất nhiều chúng ta mơ đến có lẽ không bao giờ thực sự đạt được. Và nếu ta không cảm thấy hài lòng ở đây, hôm nay, bây giờ, tại hành trình của ta ở giữa đống lộn xộn và nỗ lực mà chúng ta đều bị kìm hãm, sự lặp mở, danh sách hoàn chỉnh một nửa, việc có-thể-làm-tốt-hơn-lần-sau, rồi chúng ta có thể không bao giờ cảm nhận được. Rất nhiều người hỏi tôi, tiếp theo là gì? Bây giờ, tôi hạnh phúc được hồi phục, và đứng trước các bữa búp-phê ở khách sạn. Nhưng như Bob Hope nói, Tôi cảm thấy rất tầm thường, nhưng tôi nghĩ tôi có sức mạnh tính cách để đấu tranh với nó. Cảm ơn mọi người. (Tiếng vỗ tay)