Trong năm 2010, một lượng rau quả trị giá 30 tỷ đô đã bị lãng phí bởi những người bán lẻ và người mua ở Mỹ do chúng trông không còn tươi và mọi người tưởng chúng đã hỏng. Đó là sự lãng phí khoảng 30% số thực phẩm trên thị trường, đó là chưa kể đến lượng nước và năng lượng sử dụng để trồng, vận chuyển, và khoảng đất dùng để chứa số rau quả bị hỏng. Vậy thật ra những vết lốm đốm đó là gì? Bạn có thể đã bỏ qua những quả táo có vết lốm đốm ở cửa hàng hoặc lỡ ấn tay vào phần bị nẫu của một quả cà chua Những khuyết điểm như vậy có thể khiến thực phẩm bị cho vào sọt rác. Nhưng thật ra chúng là cái gì? và chúng có thật sự không tốt? Những vết đốm đó là bằng chứng của cuộc chiến giữa thực vật và vi khuẩn. Giống con người, thực vật sống chung với hàng tỉ loại nấm và vi khuẩn. Một số trong đó có lợi, giúp phòng chống bệnh và giúp chiết xuất các chất dinh dưỡng. Số khác lại là tác nhân gây bệnh, tấn công thực vật, khi vẫn tồn tại trên kệ hàng, hoặc trong tủ lạnh của bạn và bòn rút các phân tử của thực vật. Nhưng tin vui là nó gần như chẳng có hại gì cho bạn. Những loại nấm và vi khuẩn này đã dành hàng triệu năm tạo ra cách để đánh bại hệ miễn dịch của thực vật. Nhưng hệ miễn dịch của người khỏe mạnh thì rất khác biệt nên không bị ảnh hưởng bởi những loại nấm và vi khuẩn này. Vậy trong thực vật, quá trình này diễn ra như thế nào? Vi khuẩn tấn công thực vật bằng một số cách, ví dụ qua nước tưới hoặc phân bón. Trong điều kiện phù hợp, vi khuẩn phát triển, tạo thành một cụm đủ lớn để tấn công vào lớp sáp bên ngoài của quả hoặc lá. Mục tiêu của chúng: phần đường và dinh dưỡng bên trong quả. Đó là nguyên do của các vết lốm đốm. Đám vi khuẩn hút chất dinh dưỡng và sắc tố của các tế bào tạo ra các đốm vàng. Sau đó chúng di chuyển ra ngoài, giết chết các tế bào và tạo ra các đốm đen. Mỗi đốm đó chứa hàng trăm nghìn vi khuẩn tạo ra bởi sự kết hợp giữa tấn công của vi khuẩn và các kháng thể của thực vật. Ví dụ, đây là vi khuẩn mầm bệnh Pseudomanas syringae. Khi xuất hiện ở cà chua, chúng thâm nhập vào quả và lá, sinh sôi ở khoảng trống giữa các tế bào, tạo ra độc tố toxin và các protein làm phá vỡ hệ miễn dịch của thực vật. Độc tố coronatine làm cho lỗ khí của thực vật mở ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng thâm nhập Coronatine cũng là hoạt tố, gây ra sự suy giảm chất diệp lục, tạo ra các đốm vàng mà ta thấy. Khi vi khuẩn tiếp tục phát triển và sinh sôi, chúng bắt đầu giết các tế bào. Điều này lý giải cho các vết lốm đốm. Nhưng còn những chỗ bị nẫu? Chúng thường xuất hiện khi rau quả bị vi khuẩn tấn công sau khi được thu hoạch. Nếu bị dập trong quá trình vận chuyển nấm hoại tử sẽ thâm nhập thông qua chỗ bị dập giết các tế bào, hút hết chất dinh dưỡng, và làm rau quả bị nẫu hoặc có màu nâu. Những chỗ này có vị không ngon. Vì thật ra bạn đang ăn các mô chết và đã bị phân hủy. Nhưng bạn có thể cứu vãn phần còn lại. Những phần vẫn có lốm đốm ở vỏ nhưng không bị nẫu trên vỏ của táo hay cà chua. Vị của nó cũng không hề bị ảnh hưởng. Tất nhiên có một số vi khuẩn có hại, ví dụ Ê-cô-li hoặc salmonella có thể xuất hiện trong rau. Nhưng vì chúng ko phải vi khuẩn mầm bệnh, nên chúng không tạo ra vết lốm đốm. Chúng chỉ xuất hiện trên bề mặt một cách vô hình. Nên khi rửa rau quả, hãy rửa cả những vết lốm đốm, nó giúp bạn phòng chống được bệnh tật. Vậy nên, lần tới khi ở cửa hàng đừng ngại ngần chọn những quả trông không bắt mắt. Một số cửa hàng có thể còn giảm giá cho bạn. Hãy rửa sạch và bảo quản chúng cẩn thận. Táo hay cải bắp có thể để trong tủ lạnh hàng tuần. Rau quả trông lốm đốm có thể nhìn không hấp dẫn nhưng nó vẫn an toàn và ngon lành.