Giai thoại Châu Phi trỗi dậy đang gặp thử thách. Cách đây khoảng 10 năm, tôi kể về Châu Phi, một Châu Phi đầy hy vọng và cơ hội, Châu Phi của các doanh nhân, một Châu Phi rất khác những gì bạn thường nghe đến như Châu Phi chết chóc, nghèo đói và bệnh tật. Và những gì tôi vừa nói, trở thành một phần trong giai thoại Châu Phi trỗi dậy mà chúng ta biết đến ngày nay. Tôi muốn kể bạn nghe hai câu chuyện về Châu Phi trỗi dậy này. Câu chuyện đầu tiên về Rwanda, một quốc gia đã trải qua nhiều gian nan, khổ cực Và Rwanda quyết định trở thành trung tâm công nghệ, trung tâm công nghệ lục địa. Đó là quốc gia có nhiều đồi núi và thung lũng, thế nên không dễ dàng gì để đưa dịch vụ đến với người dân. Vậy Rwanda đã phản ứng thế nào? Để cứu sống người, nước này đã dùng máy bay không người lái để vận chuyển thuốc men, vắc xin và máu tới những người ở vùng sâu vùng xa bẳng cách hợp tác với công ty Zipline, với UPS và với Gavi, một liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng. Bằng cách này, quốc gia sẽ cứu được nhiều người. Đây là một phần đổi mới chúng ta muốn thấy ở Châu Phi trỗi dậy. Câu chuyện thứ hai về một thứ chắc rằng hầu hết các bạn đã thấy hoặc sẽ nhớ. Các nước ở Châu Phi thường gặp nhiều lũ lụt và hạn hán, và xu hướng này có chiều tăng lên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Khi điều này xảy ra, họ thường đợi quốc tế quyên góp tiền bạc hỗ trợ. Hãy nhìn bức tranh em nhỏ bị ruồi đậu đầy trên mặt, xác động vật chết và nhiều thứ khác nữa. Hiện nay những quốc gia này, gồm 32 nước dưới sự bảo trợ của Ủy Ban Châu Phi quyết định thành lập cơ quan “Kiểm soát rủi ro Châu Phi”. Tổ chức này làm gì? Đây là quỹ bảo hiểm thời tiết, và việc các nước này làm là đóng bảo hiểm hàng năm, khoảng 3 tỉ đô la một năm bằng vốn của mình, theo đó mỗi khi họ gặp hạn hán hay lũ lụt, quỹ này sẽ chi trả cho họ, họ có thể dùng số tiền này để chăm lo cho người dân, thay vì phải đợi viện trợ đến. Năm trước Kiểm soát Rủi Ro Châu Phi đã chi 26 triệu đô la Mỹ cho Mauritania, Senegal và Niger. Số tiền này chi viện cho 1,3 triệu người bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Người dân đã có thể tiếp tục cuộc sống, mua thức ăn cho gia súc, nuôi con trẻ đến trường và giữ được dân ở lại quê hương thay vì tha hương sang nơi khác. Vâng đó là những câu chuyện tiêu biểu về một Châu Phi tự lực tự cường và tự tìm ra giải pháp cho các vấn đề của mình. Thế nhưng giai thoại này đang gặp thử thách bởi vì châu lục này không còn hoạt động tốt trong hai năm gần đây. Mức tăng trưởng đạt 5% trong 15 năm gần đây, nhưng dự báo tăng trưởng năm nay chỉ đạt 3%. Tại sao? Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bấp bênh giá hàng hóa sụt giảm. Nhiều quốc gia vẫn thiên về sản xuất hàng hóa vậy nên hoạt động của họ bị giảm sút. Và hiện nay vụ Brexit khiến họ không dễ thở gì. Tôi không hề nghĩ Brexit có thể xảy ra nó có thể là một trong những lý do gây nên bất ổn toàn cầu chúng ta đang gặp phải. Giờ chúng ta đang ở trong thế cuộc rồi, và tôi nghĩ đã đến lúc xét lại và nói ra những gì các quốc gia Châu Phi làm đúng? Họ đã mắc phải sai lầm nào? Làm thế nào chúng ta có dữ liệu và rút ra bài học để Châu Phi có thể tiếp tục phát triển? Vâng tôi sẽ nói về sáu điều mà tôi nghĩ chúng tôi đã làm đúng. Điều đầu tiên là quản lý nền kinh tế đã được tốt hơn. Những năm 80 và 90 là thập kỷ đánh mất, khi Châu Phi hoạt động kém hiệu quả, và một số các bạn sẽ nhớ đến bìa tạp chí “Econimist” rồi thốt lên, “Lục địa bị mất.” Nhưng đến những năm 2000, các nhà chính sách rút ra rằng họ cần quản lý môi trường kinh tế vĩ mô tốt hơn, đảm bảo tính bền vững, giữ lạm phát ở mức thấp một con số, giảm thâm hụt tài chính dưới 3% GDP, tạo điều kiện ổn định cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, để họ tin tưởng đầu tư vào nước mình. Đó là số điều đúng đắn số một. Số hai, nợ công. Năm 1994, tỉ lệ nợ trên GDP của các quốc gia Châu Phi là 130% Và họ không còn khoảng không tài chính. Họ không thể dùng vốn để đầu tư phát triển bởi vì họ cần trả nợ. Có lẽ một số khán giả ở đây từng làm công tác viện trợ các nước Châu Phi nhằm miễn trừ nợ cho họ. Rồi những chủ nợ cá nhân, đa phương và song phương họp lại với nhau và quyết định thành lập Sáng kiến của các nước nghèo mắc nợ cao (HIPC) miễn trừ nợ cho họ. Nhờ đó miễn trừ nợ năm 2015 làm cho tỉ lệ nợ trên GDP giảm xuống còn 30%, và dành ra đủ vốn để đầu tư và tái đầu tư. Thứ ba là các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Chính phủ tham gia vào các ngành kinh tế mà họ chưa từng có kinh nghiệm. Họ điều hành các công ty, làm ăn thua lỗ. Trong số đó, một số phải tái cơ cấu, thương mại hóa, tư nhân hóa hoặc đóng cửa, các công ty này bớt được gánh nặng cho chính phủ. Điều thứ bốn là một điều thú vị. Cách mạng viễn thông xảy ra, và các nước Châu Phi nhảy vào. Năm 2000, chúng tôi có 11 triệu thuê bao. Ngày nay, chúng tôi có khoảng 687 triệu thuê bao ở lục địa. Và việc này làm cho chúng tôi đi xa, vươn lên với công nghệ di động mà Châu Phi đang dẫn đầu. Ở Kenya, dịch dụ tiền di động phát triển như M-Pesa mà nhiều bạn biết đến chỉ qua một thời gian cả thế giới nhận ra rằng Châu Phi đã tiên phong về mảng công nghệ này. Và dịch vụ tiền di động cũng cung cấp nền tảng tiếp cận nguồn năng lượng mới. Bạn biết đó, người ta bây giờ có thể trả tiền năng lượng mặt trời bằng thẻ nạp giống như thanh toán tiền điện thoại vậy. Đây là một bước phát triển đúng đắn. Chúng tôi cũng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và y tế, nhưng chưa đủ Nhưng dù sao cũng là tiến bộ. Trong 15 năm qua, 250 triệu trẻ em được tiêm chủng. Các xung đột cũng giảm. Đã từng có nhiều cuộc xung đột xảy ra ở lục địa. Nhiều người biết rõ điều đó. Nhưng rồi sự việc tệ hơn và các lãnh đạo gồng mình đối phó các cuộc đảo chính. Nhiều hình thức xung đột mới nổ ra, tôi sẽ nói ở phần sau. Ngoài những điều này, châu lục này cũng có những khác biệt rõ rệt mà tôi muốn kể cho các bạn, bởi vì bên cạnh mặt tối các quốc gia Côte d'Ivoire, Kenya, Ethiopia, Tanzania and Senegal hiện nay đang thực hiện rất tốt. Nhưng chúng tôi đã sai cái gì? Tôi đưa ra tám điểm. Lỗi lầm nhiều hơn thành tích. (Cười) Và đây là 8 điểm chúng ta làm sai. Đầu tiên là dù đã phát triển chúng tôi không tạo đủ việc làm. Thanh niên không có việc làm. 15% thanh niên không có việc làm trên toàn châu lục, và vấn đề thất nghiệp trở nên trầm trọng. Điều thứ hai chúng tôi phạm phải là chất lượng phát triển thấp. Ngay cả những công việc hiện nay đều có năng suất thấp chúng tôi chuyển đổi mô hình nông nghiệp năng suất thấp sang buôn bán năng suất kém và làm trong ngành không chính thống ở các khu đô thị. Điều thứ ba là bất bình đẳng gia tăng. Chúng tôi đã có nhiều tỉ phú hơn xưa. Tài sản của 50 tỉ phú trị giá 96 tỉ đô la nhiều hơn 75 triệu người trên lục địa cộng lại. Nghèo đói là điều thứ bốn, tỉ lệ người dân nghèo giảm nhưng không phải luôn ở mức đó bởi dân số đang gia tăng. Gia tăng dân số là việc chưa được quan tâm đúng mức trên lục địa. Tôi nghĩ chúng tôi cần kiểm soát việc này. cụ thể như cách giáo dục nữ giới. Đây thực sự là giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Điều thứ 5, chúng tôi ít đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chúng tôi có nguồn đầu tư từ Trung Quốc. Vốn này giúp ích cho một số quốc gia, nhưng vẫn là chưa đủ. Lượng điện tiêu thụ ở Châu Phi trong tiểu sa mạc Sahara Châu Phi mới bằng Tây Ban Nha. Tổng sản lượng tiêu thụ chỉ bằng một mình Tây Ban Nha. Nhiều người dân còn sống trong bóng đêm, và như Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Phi phát biểu gần đây, Châu Phi không thể phát triển trong bóng tối được. Nhưng thứ khác chúng tôi không làm là nền kinh tế duy trì cơ cấu như xưa có từ hàng mấy thập kỷ trước. Mặc dù chúng tôi đang phát triển, cấu trúc nên kinh tế không thay đổi mấy. Chúng tôi vẫn đang xuất khẩu hàng hóa, vậy đang xuất khẩu hàng hóa gì? Đó là lao động. Ngành tạo ra giá trị gia tăng chỉ chiếm 11%. Chúng tôi không tạo đủ công việc cho thanh niên, Và giao dịch mậu dịch nội bộ thấp. Giao dịch thương mại giữa các nước chiếm chỉ khoảng 12%. Tiếp đến là một vấn đề nghiệm trọng khác. Đó là chính phủ. Chính phủ là một vấn đề trầm trọng. Chúng tôi có các thể chế yếu kém, và đôi khi không có các thể chế, tôi nghĩ nó có thể dẫn lối cho tham nhũng. Tham nhũng là vấn đề chúng tôi chưa có đủ khả năng giải quyết, chúng tôi phải đấu tranh đến cùng, và minh bạch hơn cách thức quản lý nền kinh tế cách thức quản lý tài chính. Chúng tôi cũng cần đề phòng các cuộc xung đột mới, hình thức xung đột mới, như cuộc xung đột Boko Haram ở Nigeira nước tôi và Al-Shabaab ở Kenya. Chúng tôi cần liên minh với các đối tác quốc tế, các nước phát triển để cùng nhau chống lại chúng. Mặt khác, chúng tôi tạo ra thực trạng mới không phải mô hình phù hợp cho giai thoại Châu Phi trỗi dậy. Và cuối cùng, vấn đề giáo dục. Hệ thống giáo dục ở nhiều quốc gia chúng tôi đã sụp đổ. Chúng tôi không đào tạo các kỹ năng cần thiết cho tương lai. Thế nên chúng tôi phải tìm cách giảng dạy tốt hơn. Đó là những việc chúng tôi chưa làm đúng. Hiện giờ chúng ta đang ở đâu? Tôi tin rằng con đường phía trước là học quản lý thành công. Thông thường, khi người ta hay các quốc gia đạt được thành công, họ quên mất điều gì làm nên thành công. Học ra được điều gì làm bạn thành công, kiểm soát và duy trì nó là sống còn của chúng ta. Vậy nên những thứ tôi nói là làm đúng, chúng ta phải học để làm đúng lần nữa, Quản lý tốt nên kinh tế, tạo tính ổn định là thiết yếu, định đúng giá và nhất quán chính sách. Chúng tôi thường xuyên không kiên định. Chế độ này qua đi, chế độ khác bước đến, và chính quyền bỏ đi hết các chính sách điều hành tồn tại trước đó. Hậu quả là gì? Hành động này gây ra bất ổn cho nhân dân, bất ổn cho doanh nghiệp. Họ không biết làm thế nào để đầu tư và đầu tư ra sao. Về vấn đề nợ: chúng ta phải quản lý thành quả đã có để giảm thiểu nợ công, nhưng giờ các nước vay mượn thêm. và mọi người thấy đó tỉ lệ nợ trên GDP bắt đầu tăng lên, ở một số quốc gia, nợ đang trở nên trầm trọng, vì thế chúng ta phải tránh nó. Đó là quản lý thành công. Điều tiếp theo là chú trọng giải quyết những vấn đề khác chưa được làm tốt. Trước hết đó là cơ sở hạ tầng. Vâng, hầu hết các nước hiện nay nhận ra họ phải đầu tư vào lĩnh vực này, và đang cố gắng làm tốt nhất có thể. Chúng ta phải như thế. Trọng điểm nhất là năng lượng. Anh không thể phát triển trong bóng tối được. Tiếp đến là quản lý quốc gia và chống tham nhũng: chúng ta phải chiến đẩu. Chúng ta phải làm quốc gia trở nên minh bạch. Và trên hết, chúng ta phải cổ vũ giới trẻ. Có nhiều thiên tài trong giới trẻ chúng ta. Tôi thấy nó hàng ngày. Đó chính là điều khiến tôi thức dậy mỗi sáng và cảm giác sung sức lên đường. Chúng ta phải giải phóng tài năng của người trẻ, thúc họ đứng lên, hỗ trợ họ sáng tạo và cải tiến và dẫn đầu xu hướng. Tôi biết họ sẽ đưa chúng ta đi đúng hướng. Và đến phụ nữ cùng trẻ em gái: Chúng ta phải nhận phụ nữ và trẻ em gái như món quà. Họ sở hữu sức mạnh riêng, và chúng ta phải lôi sức mạnh đó ra để họ có thể đóng góp cho châu lục. Tôi tin chắc rằng khi chúng ta làm những việc này giai thoại Châu Phi trỗi dậy không có phải là nhất thời. Mà là xu hướng tất yếu. Một xu hướng và nếu chúng ta cứ duy trì, giải phóng người trẻ, nếu giải phóng phụ nữ, đôi lúc chúng ta bước lùi lại, hoặc đi sang ngang nhưng xu hướng thì sáng tỏ. Châu Phi sẽ tiếp tục đi lên. Và tôi nói bạn nghe những doanh nhân trong khán phòng này, đầu tư ở Châu Phi không phải chỉ cho hôm nay, mà còn cho ngày mai nữa, Đây không phải điều ngắn hạn, đây là xu hướng lâu dài. Mà nếu bạn không đầu tư vào Châu Phi, bạn sẽ bỏ lỡ một trong những cơ hội tiềm năng nhất trên thế giới. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Trong bài chia sẻ, chị đã nói về tham nhũng Và chị được biết đến, nổi tiếng với tên “chiến binh chống tham nhũng kiên cường”. Nhưng xảy ra hậu quả. Nhiều người đáp trả lại, và mẹ chị bị bắt cóc. Vậy chị xử lý việc này ra sao? Thật sự rất khó khăn vất vả. Cảm ơn chị đã đề cập đến chuyện mẹ tôi bị bắt cóc. Một chủ đề khó khăn với tôi. Nhưng tôi hiểu khi bạn chống lại tham nhũng, khi bạn sờ đến túi tiền của những kẻ trộm tiền, chúng sẽ không im lặng đâu. Nó sẽ phản bác và vấn đề của bạn là khi chúng tìm cách đe dọa bạn, bạn sẽ từ bỏ, hay chiến đấu tiếp? Bạn có tìm cách tiếp tục và đáp trả lại? Tôi nói với đồng nghiệp rằng chúng ta sẽ đánh trả. Chúng ta phải tạo ra những bộ máy như thế. Chúng ta phải tìm cách chặn những người này làm hư hại di sản của tương lai. Và đó là những chúng tôi đã làm. Dù không có chính phủ hỗ trợ, chúng tôi vẫn theo đuổi lý tưởng đó. Ở nước tôi, không có ai đứng lên đấu tranh với tham nhũng. cho chúng tôi ngoài chúng tôi. Thêm nữa, nó đi kèm với hậu quả. và chúng tôi phải nỗ lực hết sức mình. Tôi rất cảm ơn bạn và cảm ơn TED đã cho chúng tôi cơ hội nói với những kẻ đó, anh sẽ không thắng đâu, Chúng tôi không hề bị đe dọa chút nào. Xin cảm ơn. (Vỗ tay) Cảm ơn chị rất nhiều về bài chia sẻ và công việc quan trọng chị làm. (Vỗ tay)