Chưa đầy một năm sau ngày 11 tháng Chín, tôi viết về các vụ nổ súng và giết người, cho tờ Chicago Tribune công việc để lại cho tôi cảm giác đen tối và trầm cảm. Từng tham gia hoạt động xã hội thời Đại học, tôi quyết định vận động chống lại các thí nghiệm trên động vật. Tôi nghĩ rằng đây sẽ là cách an toàn để làm những việc có ý nghĩa, không ngờ rất xui xẻo, tất cả chúng tôi đều bị bắt. Cảnh sát chụp được tấm ảnh mờ này lúc tôi đang cầm tờ rơi, đây là bằng chứng. Tôi được miễn tố, nhưng vài tuần sau hai nhân viên FBI tới gõ cửa nhà, họ bảo rằng nếu tôi không nhận làm do thám trong nhóm phản đối, họ sẽ đưa tôi vào danh sách những kẻ khủng bố. Tôi đã không chùn bước, nhưng bàng hoàng, và khi đã bớt sợ, tôi quyết tìm cho ra nhẽ tại sao người hoạt động về động vật và môi trường chưa từng làm tổn thương ai lại có thể là mối đe dọa khủng bố số một mà FBI lo ngại. Vài năm sau, tôi được mời đến làm chứng trước Quốc hội về báo cáo của mình, tôi nói với các nhà lập pháp rằng có người đã chấp nhận nguy hiểm tính mạng để bảo vệ rừng, ngăn chặn đặt ống dẫn dầu. Trên thực tế, họ lấy thân mình đặt giữa con cá voi và ngọn lao móc. Đây là những người bình thường, giống như những người phản đối tại Ý này đã trèo lên hàng rào thép gai để cứu những con chó khỏi bị đưa ra làm thí nghiệm. Phong trào này rất có hiệu quả và được nhiều người ủng hộ, nên vào năm 1985, những người đối nghịch gọi họ là kẻ khủng bố về môi trường, hòng xuyên tạc. Những công ty này vận động cho đạo luật mới. Như Đạo luật Chống Khủng bố Doanh nghiệp liên quan đến Loài vật coi người hoạt động môi trường là khủng bố vì hoạt động của họ gây lỗ cho công ty. hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe thấy luật này, kể cả các nghị sỹ Quốc hội. Chưa đến 1% nghị sỹ có mặt trong phòng khi Quốc hội thông qua đạo luật. Những người khác đang khánh thành một đài kỷ niệm mới. Người ta khen ngợi Dr. King nhưng tinh thần hoạt động của ông lại bị coi là hành vi khủng bố nếu để bênh vực những con vật hoặc bảo vệ môi trường. Những người ủng hộ đạo luật cho rằng cần thiết phải đối phó những kẻ cực đoan: kẻ phá hoại, đốt phá, cấp tiến. Những công ty như TransCanada đã báo cảnh sát với lời lẽ như thế để đối phó với người phản đối bất bạo động như những kẻ khủng bố. Tài liệu huấn luyện của FBI về khủng bố môi trường không nói về bạo lực, mà về quan hệ công chúng. Ngày nay, tại nhiều nước các tập đoàn đang thúc đẩy thông qua các đạo luật không cho chụp ảnh cảnh ngược đãi loài vật trong trang trại của họ. Luật mới nhất được ban hành 2 tuần trước tại Idaho và hôm nay, chúng tôi gửi đơn kiện coi đây là vi phạm hiến pháp vì nó đe dọa báo chí. Vụ thứ nhất của kiểu bắt bớ bịt mồm, như người ta vẫn gọi, là với một phụ nữ trẻ tên Amy Meyer, Amy thấy người ta dùng máy xúc để đẩy một con bò bị ốm bên ngoài lò sát sinh khi đang đi ngoài phố. Chị ấy đã làm việc ai trong chúng ta cũng sẽ làm: Ghi lại cảnh ấy. Khi biết chuyện của chị, tôi bèn viết một bài, chỉ trong vòng 24 tiếng, nó gây chấn động công luận thế nên, công tố viên đã bãi mọi cáo buộc với chị ấy. Rõ ràng, người ta coi việc phơi bày sự thật là mối đe dọa. Qua Đạo luật Tự do Thông tin, tôi biết rằng Cơ quan chống khủng bố đang theo dõi những bài báo của mình, và những bài nói như thế này. Cả quyển sách nhỏ mà tôi đã viết. Họ nhận xét: "được viết rất hay và lôi cuốn." (Vỗ tay) Như là quảng cáo cho cuốn sau, nhỉ? Tất cả những việc họ làm là để khiến cho chúng ta sợ nhưng với tư cách một nhà báo, tôi tin tưởng vào sức mạnh giáo dục. Vũ khí tốt nhất của chúng ta là ánh sáng mặt trời. Dostoevsky viết rằng công việc của loài người là chứng minh anh ta là con người chứ không phải phím đàn piano. Trong suốt lịch sử, những kẻ cầm quyền đã dùng nỗi sợ hãi để che dấu sự thật và bịt miệng những người bất đồng Đã đến lúc chúng ta lên tiếng. Cảm ơn. (Vỗ tay)