CA: Cuộc phỏng vấn này là một sự khác biệt. Như người ta nói: Một bức tranh bằng cả một ngàn lời, tôi đã đề nghị Bill và Melinda đào trong kho lưu trữ của họ để tìm vài bức ảnh giúp ta nhớ lại vài công việc họ đã làm, ta sẽ điểm lại vài việc theo cách như vậy. Chúng ta sẽ bắt đầu ở đây. Melinda, đây là khi nào và ở đâu vậy? người đàn ông đẹp trai cạnh chị là ai vậy? Người đeo cặp kính to tướng này, huh? Đây là ở châu Phi, chuyến đi đầu tiên của chúng tôi, lần đầu tiên hai chúng tôi đến Châu Phi, vào mùa thu năm 1993. Chúng tôi đã đính hôn. Chúng tôi kết hôn vài tháng sau đó, và đây là chuyến chúng tôi thực sự đi xem các loài động vật, xem hoang mạc. Rất tuyệt. Bill chưa bao giờ nghỉ phép dài như thế. Điều khiến chúng tôi cảm động là con người, và sự nghèo khổ đến cùng cực. Chúng tôi tự hỏi. Cuộc sống cứ phải như thế này chăng? Vào cuối chuyến đi, chúng tôi đến Zanzibar, và đi dạo trên bờ biển, đây là việc chúng tôi rất thích khi mới quen nhau. Trong lần đi dạo ấy chúng tôi bàn nhau rằng tiền kiếm được từ Microsoft sẽ được trao lại cho xã hội, và từ cuộc đi dạo đó trên bờ biển, chúng tôi đã bắt đầu bàn cách, xem có thể làm gì và làm như thế nào? CA: Như vậy là từ một kỳ nghỉ đưa đến sự ra đời của một quỹ tư nhân lớn nhất thế giới, thế hóa kỳ nghỉ này cũng khá đắt giá đấy. (Cười) MG: Công nhận. Chúng tôi rất vui. CA: Vậy ai trong anh chị là người khởi xướng, hay đây là đồng thanh tương ứng? BG: Tôi nghĩ chúng tôi rất hào hứng vì có một giai đoạn trong đời được làm việc cùng nhau và tìm cách làm thế nào để trao món tiền trở lại xã hội. Vào lúc này, chúng tôi nói về những người ngèo nhất, liệu mình có thể làm gì để giúp họ? Việc gì đây có thể làm mà chúng ta chưa làm được? Có nhiều điều chúng tôi chưa biết. Chúng tôi còn dại khờ khủng khiếp, khi chúng tôi nhìn lại. Nhưng chúng tôi có một niềm ấp ủ, rằng sẽ có một lúc, một thời kỹ hậu-Microsoft là lúc chúng tôi làm công việc từ thiện. MG: Bill trước vẫn nghĩ rằng thời đó sẽ đến sau khi anh ấy 60 tuổi, hiện giờ anh ấy vẫn chưa đến 60, nhiều điều đã thay đổi trong quá trình. CA: Công việc bắt đầu là vậy, và tiến triển nhanh chóng. Như vậy là vào năm '93, và rồi đến năm '97, thì quỹ đã được lập. MA: Vâng, năm "97, chúng tôi đọc một bài báo về bệnh tiêu chảy trên thế giới làm chết rất nhiều trẻ em, và chúng tôi tự nhủ, "Không thể như thế được. Ở Mỹ, người ta chỉ việc ra hiệu thuốc." Thế là chúng tôi bắt đầu tập hợp các nhà khoa học, bắt đầu tiìm hiểu về tình hình dân số, về các loại vắc-xin, loại nào có hiệu lực, loại nào mất hiệu lực, và chúng tôi thực sự bắt tay vào việc, vào cuối năm 1998, 1999. CA: Như vậy là anh chị có một món tiền kha khá và đứng trước nhiều vấn đề khác nhau trên thế giới. Làm thế nào anh chị quyết nên tập trung vào đâu? BG: Chúng tôi quyết định tập trung vào hai việc, trên thế giới, đâu là nơi thiếu thốn nhất, ở đấy chúng tôi tập trung vào trẻ em đang chết mòn, các cháu không đủ dinh dưỡng để lớn, tại những nước thật tuyệt vọng, với tình hình tử vong như vậy, mà các gia đình thì quá đông con họ có mức tăng dân số kinh khủng, trẻ em thì quá ốm yếu, các cháu không thể học hành được tử tế để cải thiện cuộc sống cho mình. Đấy là công việc chúng tôi làm trên thế giới, còn ở Mỹ, cả hai chúng tôi đều được hưởng sự giáo dục tuyệt vời, và chúng tôi thấy rằng nước Mỹ chỉ có thể thực hiện được lời hứa dành cơ hội cho tất cả mọi người bằng một hệ thống giáo dục tốt, càng tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi càng nhận ra rằng chúng ta chưa làm trọn được lời hứa đó. Chúng tôi đã hướng vào hai đích đó, và mọi việc mà Quỹ đã làm là tập trung vào đó. CA: Tôi đề nghị anh chị chọn một hình ảnh, để minh họa cho công việc của anh chị, Milinda, đây là hình ảnh chị chọn. Ý nghĩa của nó là gì vậy? MG: Một trong những điều tôi thích trong các chuyến đi là ra vùng nông thôn trò chuyện với chị em phụ nữ, dù ở Bangladesh, Ấn độ hay nhiều nước châu Phi, tôi đến với họ như một phụ nữ phương Tây vô danh. Mặc bộ đồ ka-ki, không nói mình là ại. Và tôi nghe chuyện từ những phụ nữ ấy, lần này lượt khác, càng đi càng nghe được nhiều, "Tôi muốn được tiêm." Tôi đến với họ để nói về vắc-xin cho trẻ em, và họ lái câu chuyện sang hướng khác "Thế còn mũi tiêm cho tôi thì sao?" Đấy là mũi tiêm dành cho phụ nữ, gọi là Depo-Provera, một loại thuốc tránh thai. Khi về nhà tôi nói chuyện với các chuyên gia y tế thế giới, và họ nói, "Ồ không, thuốc tránh thai hiện đang có sẵn tại các nước đang phát triển." Thế đấy, ta phải đào sâu hơn các báo cáo. và đây là điều chúng tôi nhận ra, đó là xác định được mong muốn hàng đầu của người phụ nữ châu Phi đó là sử dụng phương tiện tránh thai hơn 200 ngày trong một năm điều này giải thích tại sao các chị nói với tôi, "Tôi dấu chồng tôi, đi bộ 10 cây số, để đến phòng khám, nhưng chẳng có gì ở đấy cả." Như vậy là bao cao su được cung cấp cho châu Phi bởi công tác chống bệnh AIDS do Mỹ và các nước giúp đỡ. Nhưng chị em phụ nữ nhiều lần nói với tôi rằng, "Tôi không thể phó thác chuyện đeo bao cao su cho chồng tôi. Hoặc chồng tôi hoặc tôi có thể bị AIDS, và tôi còn cần cái ấy vì tôi muốn đẻ thưa để tôi còn có thể nuôi các con tôi và dạy dỗ chúng nên người." CA: Melinda, chị là tín đồ Roman Catholic, và chị lâm vào thế khó xử trong sự bàn cãi về vấn đề này, và về vấn đề nạo thai, của cả hai phía, quả thật. Vậy chị đã thoát ra bằng cách nào? MG: Vâng, tôi nghĩ đây là điểm rất quan trọng, đó là , với tư cách là một cộng đồng trên thế giới chúng tôi đã quay lưng lại với các biện pháp tránh thai. Chúng ta biết có 210 triệu phụ nữ có nguyện vọng sử dụng các biện pháp tránh thai thậm chí các biện pháp chúng ta đang có ở Mỹ, nhưng chúng ta không cung cấp phương tiện cho họ vì những sự tranh cãi chính trị ở trong nước Mỹ, và tôi cho như thế là tội ác, và tôi cứ tìm mãi xem có ai đó sẽ đưa vấn đề này lên diễn đàn thế giới, cuối cùng tôi nhận ra rằng chính tôi phải làm điều đó. Ngay cả khi tôi là một người theo đạo Catholic, tôi vẫn tin vào biện pháp tránh thai cũng như hầu hết phụ nữ Catholic ở Mỹ vẫn đang dùng các biện pháp tránh thai, và tôi không nên để cho sự tranh cãi ấy thành sự níu kéo cản trở chúng ta. Chúng ta từng có sự nhất trí ở Mỹ về các biện pháp tránh thai, và do đó chúng tôi trở lại với sự đồng thuận toàn cầu ấy, và quyên được 2,6 tỉ đô-la để giải quyết chính vấn đề này cho chị em phụ nữ. (Vỗ tay) CA: Bill, đây là biểu đồ của anh. Anh định mô tả điều gì vây? BG: Biểu đồ của tôi có con số trên đó. (Cười) Tôi rất thích biểu đồ này. Đây là số trẻ em tử vong mỗi năm trước tuổi lên năm. Cái ta thấy ở đây là một thành công lịch sử nhưng chưa được nhiều người biết đến, nhưngchúng ta làm nên một tiến bộ kỳ diệu. Chẳng bao lâu sau khi tôi ra đời con số trẻ em tử vong là 20 triệu ngày nay con số đó chỉ còn 6 triệu. Đây là một câu chuyện chủ yếu liên quan đến vắc-xin. Bệnh đậu mùa mỗi năm cướp đi vài triệu trẻ em. Chúng ta đã xóa được nó, số tử vong nay bằng không. Bệnh sưởi mỗi năm cũng cướp đi vài triệu trẻ em. Giờ đây giảm xuống chỉ còn vài trăm ngàn. Và đây là một biểu đồ trên đó chúng ta muốn thể hiện các con số tiếp tục, và đó là điều có thể, nếu khoa học đưa ra các vắc-xin mới, và vắc-xin đến được với trẻ. Có thể giảm số tử vong hơn nữa. Thập kỷ vừa qua con số đó đã giảm mạnh hơn bao giờ hết trong lịch sử, đây là một thực tế rất đáng mừng nếu chúng ta tìm ra loại vắc-xin mới, và có thể đưa ra sử dụng, dùng những hiểu biết mới nhất trong lĩnh vực này, để tiêm đúng, hầu tạo ra một phép lạ. CA: Tôi hiểu là theo tính toán của anh công việc đã tạo biến chuyển trực tiếp mỗi ngày hàng nghìn trẻ em đã được cứu so với năm trước. Vấn đề này không được đưa tin. Một tai nạn máy bay làm hơn 200 người chết là chuyện gây chấn động mạnh hơn chuyện này. Anh có thấy vô lý ở chỗ đó không? BG: Vâng, vì đây là việc diễn ra thầm lặng. Đây là trẻ em, mỗi ca là một cháu. Chín mươi tám phần trăm các trường hợp này không liên quan gì đến thảm họa thiên nhiên, tuy nhiên, lòng từ thiện, khi thấy thảm họa thiên nhiên, thì cảm động. Cách người ta nghĩ rất là đặc biệt, okay, đấy cũng có thể là tôi, thế là tiền chảy vào. Còn những công việc này không dễ nhìn như vậy. Hiện nay dự án Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các dự án khác đang được triển khai, ngày càng có nhiều lòng hảo tâm, mục tiêu là đưa con số này xuống dưới một triệu, điều này có thể đạt được ngay khi chúng ta còn sống. CA: Có thể cần có những người cảm nhận được qua những con số và biểu đồ chứ không chỉ qua những khuôn mặt buồn để động tâm giúp đỡ. Ý tôi, theo cách anh nói trong thư năm nay, anh lập luận rằng sự trợ giúp trái ngược với những chê bai trong dư luận cho rằng sự trợ giúp là vô ích và chắp vá, thực ra nó rất có hiệu quả. BG: Vâng, người ta có thể chỉ nhìn vào những sự trợ giúp có tiếng nghe rất kêu nhưng thực thi thì không tốt. Có những dự án đầu tư vốn có ý định rất hay nhưng không thành. Chúng ta không thể nói rằng okay, vì những cái đó vì chúng ta chưa làm được một cách hoàn toàn, nên nỗ lực này là uổng công. Chúng ta phải nhìn xem, đâu là mục đích? Làm thế nào nâng chế độ dinh dưỡng nâng tỉ lệ trẻ em sống sót và số người biết chữ để cho các nước đó có thể đứng trên đôi chân của mình, và thấy tuyệt, công việc thật tốt đẹp, họ trở nên giỏi dang hơn. Chúng ta có thể dùng tiền trợ giúp thông minh hơn. Nó khôngphải là thuốc chữa bách bệnh. Ta có thể làm cái tốt hơn là cho vay vốn đầu tư, trong đó có những dự án lớn như thế này. CA: Người ta vốn cho rằng hai vợ chồng thì khó mà làm việc với nhau. Anh chị cùng làm việc với nhau như thế nào? MG: Vâng có nhiều phụ nữ nói với tôi, "Tôi thực không tin có thể cùng làm việc với chồng tôi. Chuyện ấy không xảy ra." Anh biết đấy, chúng tôi thích làm việc cùng nhau -- quỹ này là một dịp cho cả hai chúng tôi vừa làm vừa học dọc theo hành trình, chúng tôi không đi cùng với nhau nhiều trong các hoạt động của quỹ như trước đây khi Bill còn làm việc tại Microsoft. Chúng tôi thường đi công tác riêng, nhưng khi tôi trở về, Bill bao giờ cũng muốn biết những điều tôi học được, hoặc về những phụ nữ, những cô gái tôi đã gặp hoặc những tin mới về tuyến cung cấp vắc-xin, hoặc về một người lãnh đạo mà chúng tôi khâm phục. Anh ấy rất quan tâm lắng nghe. Anh ấy biết khi trở về nhà, tôi luôn quan tâm muốn biết về bài thuyết trình anh ấy vừa đọc hay những dữ liệu mới hoặc điều anh ấy mới ngộ ra, chúng tôi có mối quan hệ hợp tác thực sự. Nhưng không phải phút nào cũng bên nhau, cái đó đã hẳn. (Cười) CA: Nhưng bây giờ chúng tôi vui vì thấy anh chị bên nhau. Melinda, trước đây chủ yếu là chị làm công việc này. Sáu năm về trước, theo tôi nhớ, Bill thôi công việc ở Microsoft và dành toàn bộ thời gian cho công việc này. Hẳn việc điều chỉnh đó cũng không phải dễ. Phải không ạ? MG: Vâng, tôi nghĩ thực ra, đối với các nhân viên của Quỹ, có nhiều điều khiến họ phải điều chỉnh, hơn là đối với tôi khi Bill về đây. Thực tế tôi rất vui. Ý tôi là khi Bill có quyết định này, ngay trước khi công bố vào năm 2006, đây chính là quyết định của anh ấy, tuy nhiên, sâu xa vẫn từ kỳ nghỉ bên bờ biển khi chúng tôi đi dạo cùng nhau anh ấy bắt đầu có ý tưởng này. Với tôi, thì tôi rất vui vì Bill quyết định đặt hết tâm trí của anh ấy vào những vấn đề hóc búa toàn cầu này, những sự bất công này. Vâng, các nhân viên của Quỹ có sự lo lắng về điều đó. (Vỗ tay) CA: Điều đó hiểu được. MG: Nhưng sự lo lắng đó tan biến trong vòng ba tháng, một khi Bill đã ở đó. BG: Tan biến cùng một số nhân viên. MG: Tôi đã nói, đối với các nhân viên, sự ngại ngần tan biến sau ba tháng anh có mặt tại đấy. BG: Không, tôi đùa thôi. MG: Oh, ý anh là nhân viên không ai ra đi. BG: Có một số ra đi, nhưng - (Cười) CA: Thế anh chị tranh luận với nhau về vấn đề gì? Chủ nhật, lúc 11giờ, ngày nghỉ của anh chj, điều gì đã đến, Sự bàn luận đó ra sao? BG: Chúng tôi đã cùng nhau xây dựng công việc này từ lúc ban đầu, đây là sự chung tay dày công vun đắp. Tôi đã có điều đó với Paul Allen trong những ngày đầu của Microsoft. Tôi có điều đó với Steve Ballmer khi Microsoft mở rộng quy mô, và giờ đây với Malinda, là một đối tác thậm chí còn mạnh hơn và bình đẳng hơn, chúng tôi đã trao đổi rất nhiều nên tập trung nhiều hơn vào đâu, nhóm nào đang làm việc tốt? Cô ấy hiểu được nhiều vấn đề. Cô ấy tiếp xúc rất nhiều với các nhân viên. Chúng tôi có các chuyến đi khác nhau như đã nói. Có rất nhiều sự phối hợp. Không có một trường hợp nào giữa chúng tôi ý kiến người này lại át ý kiến người kia. CA: Còn chị, Melinda, Chị có át anh ấy không? (Cười) Không biết được đâu nhé. MG: Nó là thế này. Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ những góc độ khác nhau, thực tế tôi thấy điều ấy rất hay. Anh Bill có thể nhìn vào các dữ liệu tổng quát và nói, "Tôi muốn làm việc, căn cứ vào thống kê toàn cầu thế này." Còn tôi, tôi đi từ trực giác. Tôi tiếp xúc với rất nhiều người địa phương và Bill dạy tôi cách lấy điều thu lượm được đối chiếu với dữ liệu toàn cầu xem nó có hợp nhau không, và điều tôi dạy anh ấy là đem dữ liệu ấy xuống gặp người dân địa phương để tìm hiểu, thực tế liệu có thể tiêm loại vắc-xin đó không? Liệu các bà mẹ có chấp nhận cho con uống vắc-xin bại liệt? nhỏ qua miệng? Vì việc đưa được đến nơi người dùng cũng quan trọng không kém gì khoa học. Do đó tôi nghĩ ở đây có sự hỗ trợ và bổ sung giữa ý kiến của người này với ý kiến của người kia, chân thành mà nói, công việc nhờ đó tiến triển tốt hơn. CA: Vậy là việc tiêm vắc-xin, phòng bại liệt và v.v anh chị đã có những thành công xuất sắc. Còn những thất bại thì sao? Anh chị có thể kể ra một thất bại đã cho anh chị một bài học có ý nghĩa? BG: May thay, chúng tôi có thể trả giá cho một số thất bại, vì chắc chắn chúng tôi có thất bại. Chúng tôi làm nhiều dự án về thuốc và tiêm vắc-xin mà anh biết là có nhiều thất bại. Có một án chúng tôi phải dừng, dù rất có tiếng vang đó là tìm loại bao cao su tốt hơn. Thế đấy, có hàng trăm ý tưởng. Trong đó có thể chỉ một vài là khả thi. Chúng tôi còn khờ, tôi rất khờ về một loại thuốc chữa bệnh ở Ấn độ, tên là visceral leishmaniasis, tôi cứ nghĩ rằng một khi tôi có được thuốc này, thì chúng ta sẽ quét sạch được bệnh tật. Nhưng thực tế thuốc này phải tiêm mỗi ngày một mũi, liên tục mười ngày. Lại phải mất thêm ba năm so với dự kiến mới có, rốt cuộc là không có cách gì để đưa thuốc này sang đấy. Rất may chúng tôi phát hiện ra nếu tiêu diệt loài ruồi cát, thì có thể ngừa bệnh này thành công, nhưng chúng tôi đã dành 6 năm, có thể nói phí mất 6 năm, và khoảng 60 triệu, chỉ để đi đến một kết quả rất khiêm tốn. CA: Anh chị đã chi khoảng một tỉ đô-la mỗi năm cho giáo dục hay những việc tương tự. Và câu chuyện diễn ra trong lĩnh vực này thì lại dài và phức tạp. Vậy anh chị có thể kể về một thất bại nào chăng? MG: Có thể nói có một bài học lớn là lúc mới bắt đầu làm chúng tôi nghĩ rằng nên mở những ngôi trường nhỏ, trường nhỏ nhất định là tốt. Ở đây tỉ lệ bỏ học thấp. Ở đây ít bạo lực và tội phạm. Nhưng điều tôi học được về sau, điều trở thành chìa khóa thành công, đó là phải có người thầy giỏi đứng lớp. Nếu anh không có một giáo viên có hiệu quả đứng trước lớp, thì dù trường to hay là trường nhỏ, anh chẳng bao giờ thay đổi được quỹ đạo để chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng vào đại học. (Vỗ tay) CA: Chị Melinda, đây là chị và con gái đầu của chị, Jenn. Hình như ảnh này mới chụp cách đây ba tuần, ba hay bốn tuần trước. Đây là đâu vậy? MG: Chúng tôi ở Tanzania. Jenn đã từng đến Tanzania Các con chúng tôi đến châu Phi khá nhiều lần. Chúng tôi làm một điều cũng hơi khác, đó là quyết định ở cùng với một gia đình trong hai đêm và ba ngày. Anna và Sanare là bố mẹ của gia đình này. Họ mời chúng tôi đến và nghỉ lại nhà họ. Họ nuôi cả dê ở trong nhà, dê cùng sống trong túp lều nhỏ trước khi chúng tôi đến thăm. Và chúng tôi đã ở lại với gia đình họ và thực sự, thực tế biết được cuộc sống là như thế nào ở vùng nông thôn Tanzania. Điều đó khác hoàn toàn với cuộc viếng thăm nửa ngày hoặc ba phần tư ngày thật khác xa so với ở lại qua đêm, để tôi giải thích thêm một chút. Họ có sáu con, tôi trò chuyện với Anna trong bếp vừa trò chuyện vừa nấu ăn trong năm giờ trong căn bếp nhỏ hôm đó, trong khi trò chuyện, chị cho tôi biết đã thỏa thuận với chồng về kế hoạch hóa gia đình để có thể đẻ thưa. Vợ chồng họ rất yêu nhau. Đây là chiến binh Maasai và vợ, họ đã quyết định lấy nhau, họ có lòng kính trọng và tình yêy trong quan hệ. Họ có sáu người con, hai cháu ở giữa sinh đôi, 13 tuổi, một trai một gái, tên là Grace. Chúng tôi ra ngoài lấy củi và làm các việc thường ngày Grace và mẹ vẫn làm Grace không còn là một đứa trẻ cô đã là một thanh niên nhưng cô vẫn chưa là người lớn. Cô bé rất, rất là e thẹn. Cô rất muốn nói chuyện với tôi và Jenn. Chúng tôi tìm cách bắt chuyện với cô, nhưng cô rất hay thẹn. Rồi đêm đến, khi mọi ngọn đèn đều tắt trong vùng nông thôn Tanzania, đêm ấy trời không có trăng, đêm đầu tháng, trời không có sao, Jenn đi ra ngoài túp lều mang theo chiếc đèn pha REI bật đeo trên trán, Grace lập tức đi theo, và gọi người phiên dịch, em đến bên Jenn và nói, "Khi cậu về nhà, cậu có thể cho tớ chiếc đèn để tớ học vào ban đêm có được không?" CA: Oh, wow. MG: Và bố cháu bảo với tôi anh ấy rất là lo lắng cho con gái khác với đứa con trai đã thi đỗ cấp hai, con gái anh bận nhiều việc nhà, nên học không được tốt và vẫn chưa được nhận vào trường công lập. Anh bảo: "Tôi không biết sẽ trả tiền học cho con gái thế nào. Tôi không thể trả học phí cho trường tư, cháu có thể chôn đời mình ở nông trại này như vợ tôi." Họ thấy sự khác biệt mà giáo dục có thể mang lại một cách lớn lao và sâu sắc. CA: Đây là một bức ảnh khác của hai đữa con khác của anh chị Rory và Phoebe, bên cạnh Paul Farmer. Nuôi dạy ba đứa con lại là gia đình giàu có nhất trên thế giới đó có vẻ là một thực nghiệm về mặt xã hội hiếm có tiền lệ. Vậy anh chị xoay xở như thế nào? Đâu là cách tiếp cận của anh chị? BG: Vâng, có thể nói nhìn chung các con tôi được hưởng một nền giáo dục rất tốt, có điều phải làm cho các cháu nhận thức được về năng lực của mình các cháu sẽ đi đâu và làm việc gì, và triết lý của chúng tôi được làm rất rõ cho các con -- đó là hầu hết số tiền sẽ đưa vào Quỹ -- và chúng tôi giúp các con tìm điều khiến chúng say mê. Chúng tôi muốn tạo cho con sự cân bằng giữa sự tự do làm điều mình thích và không có quá nhiều tiền để nhởn nhơ vô tích sự. Đến giờ, các con tôi đều khá siêng năng, thích thú chọn lấy hướng đi cho riêng mình. CA: Anh chị giữ dìn cẩn thận sự riêng tư chính đáng của các con. Tôi tò mò tại sao anh chị cho phép tôi chiếu bức hình này tại TED. BG: Vâng, đó một điều hay. Khi các con tôi lớn dần lên, chúng đều biết rằng trách nhiệm là niềm tin của gia đình chúng tôi, rằng chỉ được sống ở Mỹ thôi chúng tôi đã hưởng một diễm phúc không thể tin được và một nền giáo dục tuyệt vời, và chúng tôi có trách nhiệm trả ơn cho thế giới. Bởi vậy khi các con tôi lớn lên và chúng tôi dạy dỗ chúng -- chúng đã tới rất nhiều nước trên thế giới -- các con tôi nói rằng, chúng con muốn mọi người biết rằng chúng con tin vào những điều bố và mẹ đang làm, chúng con muốn tiếp tục thấy điều đó. Thế nên chúng tôi được con cho phép khoe bức hình này, và Paul Farmer có thể sẽ đưa hình này vào một số công trình của anh ấy. Các con tôi cũng quan tâm sâu sắc đến sứ mệnh của Quỹ. CA: Anh chị dễ dàng có đủ tiền dù có đóng góp to lớn cho Quỹ để làm cho các con thành tỷ phú Anh chị có kế hoạch như thế không? BG: Không. Không. Không có chuyện đó cho các con tôi. Chúng cần có nhận biết rằng công việc của chúng là có ý nghĩa và quan trọng. Trước khi lấy nhau, chúng tôi có đọc một bài báo, trong đó Warren Buffett có nói về điều đó, và chúng tôi hoàn toàn tin rằng đấy không là một điều hay cả cho xã hội và cho lũ trẻ. CA: Về Warren Buffett , có những điều kỳ diệu đã xảy ra năm 2006, khi một đối thủ thực sự và duy nhất của anh chị xét về góc độ là người giàu nhất nước Mỹ đột nhiên quay lại đồng ý hiến 80% tài sản của ông cho Quỹ của anh chị. Làm thế nào lại có chuyện đó? Có một câu chuyện dài và một câu chuyện ngắn. Ta có đủ thời gian cho câu chuyện ngắn. BG: Được thôi. Warren là một người bạn thân, vợ ông ấy bà Suzie bà sắp sửa cho đi tất cả tài sản. Bi kịch thay, bà lại chết trước ông, và thế là ông ấy có tiếng nói quyết định, và -- (Cười) -- ông ấy tuyên bố -- CA: Rằng... BG: Nếu ông ấy biết một ai đó đang làm tốt công việc này, và sẵn lòng làm miễn phí, thì có thể ông sẽ vui lòng. Nhưng chúng tôi rất sửng sốt. MG: Hoàn toàn sửng sốt. BG: Không hề trông đợi điều đó, và đấy là điều không thể tin được. Nó cho phép chúng tôi có tham vọng làm được nhiều hơn trong hoạt động năng động của Quỹ. Một nửa nguồn lực chúng tôi có đến từ sự hào hiệp phi thường của Warren. CA: Tôi biết là anh đã cam kết rằng đến cuối đời, hơn 95% tài sản của anh chị, sẽ được trao cho Quỹ. BG: Vâng. CA: Bắt đầu từ lúc anh chị đến với nhau, thật là kỳ diệu - (Vỗ tay) Vừa qua, anh và Warren đã có những cuộc tiếp xúc và thuyết phục những nhà tỷ phú và doanh nhân thành đạt cam kết sẽ hiến tặng, hơn nửa tài sản của họ cho hoạt động từ thiện. Tình hình việcđó ra sao? BG: Hiện có 120 người có sự cam kết hiến tặng này. Cái hay là chúng tôi gặp nhau hàng năm để bàn bạc, các anh thuê nhân viên, vậy việc cho họ thế nào? Chúng tôi không cố làm mọi việc giống nhau. Tôi muốn nói nét đẹp của hoạt động từ thiện là ở trong sự đa dạng này. Người ta hiến tặng cho một sự nghiệp nào đó. Chúng ta nhìn và cảm kích, "Wow." Cái đó thật đáng quý. Vai trò của việc từ thiện là có nhiều cách tiếp cận khác nhau, gồm cả lĩnh vực như giáo dục. Chúng ta cần có nhiều thực nghiệm hơn nữa. Nhưng thật tuyệt vời được gặp những nhà hảo tâm, chia sẻ những quan tâm trên cùng một hành trình, về cách họ để cho con cái cùng tham gia công việc ra sao, khi mỗi người làm mỗi việc khác nhau, đó là cách đưa đến thành công hơn trông đợi. Công việc xem ra tiếp tục tiến triển về quy mô trong những năm kế tiếp. MG: Nhìn thấy người khác đang tạo ra biến đổi qua công việc từ thiện, tôi muốn nói đến những người coi đây là việc của chính mình họ mang tài nghệ khéo léo theo sau những ý tưởng tốt đẹp. Nếu họ dành hết tâm trí mình cho công việc từ thiện, họ có thể thay đổi thế giới. Nhìn thấy người khác làm việc thiện, họ tự bảo, "Wow, tôi cũng muốn làm việc đó bằng tiền của mình." Tôi thấy sự kỳ diệu nằm ở trong cái đó. CA: Tôi thấy quả thực là rất khó để người ta có thể hình dung làm thế nào có thể chi một khoản tiền lớn cho một việc nào đó, ở một nơi xa xôi. Có thể có một số nhà tỷ phú hiện đang ngồi đây và chắc chắn ở đây có những người thành đạt. Tôi tò mò muốn biết, anh chị có toại nguyện không? Đâu là sự toại nguyện? BG: Đấy là điều thỏa lòng nhất mà chúng tôi có được, và anh không thể thỏa mãn và dừng lại đó, nếu có gì đó chưa tốt cho con cái của anh, chúng ta hãy ngồi lại và bàn cho ra xem cần phải làm gì. Thế giới đã tử tế hơn nhiều nhờ các nhà hảo tâm trong quá khứ, với truyền thống tốt đẹp, nước Mỹ rất mạnh về từ thiện, khiến cả thế giới phải ghen tị. Một điều làm tôi rất lạc quan là tôi tin rằng hoạt động từ thiện đang ngày càng gia tăng và nó đang nhận lấy những công việc mà chính phủ làm chưa tốt hay làm chưa xuể và chỉ ra cách đi và phương hướng đúng. CA: Thế giới ở trong tình trạng bất bình đẳng khủng khiếp, vấn đề bất bình đẳng ngày càng tăng nó có vẻ như thuộc về cấu trúc. Tôi tin rằng nếu càng nhiều đồng nghiệp của anh chị ở đây làm công việc mà anh chị đã làm thì điều đó sẽ có tác dụng không chỉ khắc phục tình trạng mà còn thay đổi nhận thức. Liệu tôi nghĩ thế có đúng không? BG: Vâng đúng. Nếu ta nhận từ người giàu nhất đem cho người nghèo nhất, thì đó là tốt lành. Việc đó làm cân bằng, cho nên là hợp lẽ. MG: Nhưng anh thay đổi chế độ. Ở Mỹ, chúng ta đang cố thay đổi hệ thống giáo dục để nó thành cơ hội cho tất cả mọi người và nó có hiệu quả cho tất cả sinh viên. Tôi nghĩ điều đó sẽ thực sự biến đổi tình trạng bất bình đẳng. BG: Đó là điều quan trọng nhất. (Vỗ tay) CA: Vâng, tôi tin rằng hầu hết mọi người ở đây và hàng triệu người trên thế giới đều ngưỡng mộ những quyết định mà anh chị đã chọn trong đời và mức độ ảnh hưởng lớn lao mà anh chị mang đến cho tương lai. Cám ơn anh chị rất nhiều vì đã đến với TED và chia sẻ với chúng tôi công việc anh chị đã làm. BG: Cám ơn. MG: Cám ơn. (Vỗ tay) BG: Cảm ơn. MG: Cảm ơn rất nhiều. BG: Thế em ạ, em làm rất tốt. (Vỗ tay)