Chào mọi người. Tôi là Mac Công việc của tôi là nói dối trẻ em, nhưng là nói dối chân thật. Tôi viết sách thiếu nhi, và có câu nói của Pablo Picasso thế này: "Chúng ta đều biết nghệ thuật không phải là sự thật. Nghệ thuật là sự giả dối giúp ta tìm ra sự thật hoặc ít nhất là sự thật mà ta cần phải hiểu. Người nghệ sĩ phải biết cách thuyết phục mọi người tin vào sự thật trong lời nói dối của mình." Tôi nghe câu này lần đầu khi còn là một đứa trẻ, và rất thích nó, nhưng lại chẳng hiểu nó có nghĩ là gì. (Cười lớn) Nên thiết nghĩ, tôi ở đây hôm nay để nói với các bạn, cho dù thật giả, hư cấu hay thực tế. Làm thế nào gỡ rối hết đống nút thắt này? Tôi có PowerPoint. Xem thử biểu đồ Venn nào. ["Sự thật.Giả đối."] Vậy đấy, ngay đây Ta có sự thật và sự giả dối và ít khoảng trống, viền bao, ngay chính giữa. Phần giao thoa, chính là nghệ thuật. Được rồi. Đây biểu đồ Venn. ( Cười )(Vỗ tay) Nhưng thật sự thì, nó không giúp ích gì mấy. Thứ giúp tôi hiểu câu nói đó và thực sự nghệ thuật là gì, ít nhất là nghệ thuật hư cấu, đó là khi làm việc với những đứa bé. Tôi từng là người tư vấn trại hè. Tôi làm công việc này trong các kì nghỉ hè ở đại học và yêu thích nó. Đó là một trại hè thể thao cho các bé từ 4 đến 6 tuổi. Tôi phụ trách trẻ lên 4 điều này khá hay, bởi vì 4 tuổi thì đã chơi thể thao đâu, và tôi cũng vậy. (Cười) Tôi tham gia chơi mở mức 4 tuổi, và điều xảy ra là những đứa bé sẽ chạy quanh mấy cái mốc nón, thấy nóng rồi đến gốc cây, nơi tôi đang ngồi để nghỉ mệt. (Cười) Và tôi bịa ra mấy câu chuyện kể hết đứa này đứa khác và rồi kể về cuộc đời mình. Tôi kể, những ngày cuối tuần tôi về nhà và làm gián điệp cho nữ hoàng Anh. Nhanh chóng, những đứa bé khác dù không trong nhóm trẻ của tôi, cũng đến gần và hỏi: "Chú Mac Barnett phải không ạ? Chú chính là gián điệp nữ hoàng Anh." Tôi đã chờ cả đời để người lạ xuất hiện và hỏi tôi câu đó. Trong tưởng tượng của tôi đó là cô gái Nga thon thả, nhưng, bạn biết đấy, 4 tuổi đó là những gì bạn có thể có ở Berkeley, California. Và tôi nhận ra rằng câu chuyện tôi kể thật theo cách quen thuộc với tôi và nó rất thú vị. Tôi nghĩ điều hay nhất, tôi sẽ không bao giờ quên rằng có một cô bé tên Riley. Cô rất bé, và thường mang thức ăn trưa hàng ngày cô bé vứt hết hoa quả. Cô bé cầm quả trên tay, mẹ gói cho một quả dưa, và cô quẳng vào đám thường xuân để ăn snacks và bánh tráng miệng, tôi hỏi: " Riley, con không thể làm vậy, con phải ăn hết hoa quả chứ." "Tại sao?", cô bé hỏi lại. " Vứt vào đám thường xuân, không lâu chúng sẽ mọc đầy dưa đấy." Đấy là lý do tôi dừng kể chuyện và không trở thành chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ. Rồi Riley nói: " Chuyện đó không thể. Nó sẽ không xảy ra." Thế nên, vào ngày cắm trại cuối , tôi dậy sớm và mua một trái dưa lớn từ cửa hàng thực phẩm và giấu nó trong đám thường xuân, rồi buổi trưa, tôi làm bộ: "Riley, sao con không ra kia xem con đã làm gì?" Và -- (Cười lớn) --- Con bé bước qua đám thường xuân, rồi mắt mở to chỉ vào quả dưa thậm chí còn to hơn cái đầu của con bé, rồi cả bọn trẻ chạy tới và vây quanh con bé, một đứa hỏi: "Này, tại sao lại có một cái nhãn ở đây?" (Cười lớn) Tôi nói: "Đấy là lý do chú dặn không có vứt mấy cái nhãn vào đám thường xuân. Phải bỏ vào thùng rác, nếu không, cháu sẽ hủy hoại thiên nhiên ." Và Riley giữ quả dưa cả ngày, con bé rất tự hào. Riley biết mình không trồng một quả dưa 7 ngày nhưng nó biết mình đã trồng nó, ở một nơi khác thường, không chỉ là một nơi mà bọn trẻ có thể tới, Là bất cứ thứ gì. Nghệ thuật có thể mang ta tới đó. Con bé đã ở đó, ngay chính giữa, nơi ta gọi nghệ thuật hay viễn tưởng. Còn tôi gọi nó là kỳ quan. Coleridge thì gọi là việc sẵn sàng ngưng lại nghi ngờ hoặc niềm tin thơ mộng, những phút đó, dù có kì lạ thế nào câu chuyện đều có dáng dấp của sự thật, và bạn có thể tin vào nó. Không chỉ những đứa trẻ mà người lớn vậy, tới đó thông qua những cuốn sách. Bởi vậy trong vòng 2 ngày, người ta có thể đến Dublin để tham gia tour đi bộ kỉ niệm Bloomsday và thấy mọi thứ diễn ra ở "Ulysses," dù chẳng có gì xảy ra cả. Hoặc ta đến London thăm phố Baker xem căn hộ của Sherlock Holme mặc dù 221B chỉ là một con số sơn trên một tòa nhà với địa chỉ khác. Ta biết các nhân vật đều không thật nhưng lại cảm thấy họ đang thực tồn tại, và ta có thể làm thế. Ta biết các nhân vật đều là giả tưởng nhưng ta tin là họ có thực. Bọn trẻ có thể đến đó dễ hơn nhiều so với người lớn, lý do khiến tôi thích viết cho chúng. Tôi nghĩ trẻ em là khán giả tốt nhất cho văn học viễn tưởng. Khi còn là một đứa trẻ, tôi bị ám ảnh bởi cánh cửa bí mật trong truyện như "Narnia" nơi bạn mở cửa tủ, bước vào thế giới pháp thuật. Và tôi tin rằng cửa bí mật thật sự tồn tại từng tìm kiếm chúng và thử đi qua . Tôi muốn sống và đi qua thế giới mộng tưởng, Nơi tôi chỉ mở cánh cửa buồng của mọi người. (Cười) Tôi sẽ lục tung tủ quần áo bạn trai của mẹ, Không có vùng đất bí mật thần kỳ nào. Thay vào đó là một số thứ kì lạ mà tôi nghĩ mẹ nên biết (Cười) Và tôi rất vui được nói với bà về nó. Sau đại học, công việc đầu tiên của tôi là... ở sau một trong những cánh cửa bí mật đó. Nơi đó là 826 Valencia. nằm ở số 826 đường Valencia Mission, San Francisco. Khi tôi làm việc ở đó, trụ sở chính công ty xuất bản McSweeney's trung tâm viết phi lợi nhuận 826 Valencia nhưng mặt tiền của nó là một cửa hàng rất lạ. Đây là khu bán lẻ, và ở San Francisco, họ không cho chúng tôi nhiều lựa chọn, thế nên, nhà văn sáng lập ra nó, Dave Eggers, đã tinh quái chấp hành nó, ông nói: " Được, Tôi định xây một cửa hàng cung cấp cướp biển thôi." Và đó là những gì ông đã làm. (Cười) Nó rất đẹp. Tất cả đều bằng gỗ. Có cả ngăn tủ bạn có thể kéo ra lấy quýt để khỏi lo bị thiếu vitamin C. Họ có cả miếng che mắt đủ màu sắc, vì mùa xuân, mấy chàng cướp biển lại muốn nổi loạn. Bạn không biết. Màu đen chán lắm. Màu pastel đi, Hay mắt, cũng rất nhiều màu, chỉ là mắt thủy tinh, tùy bạn muốn đối phó với tình huống đó ra sao. Và cửa hàng, rất lạ, mọi người tới mua đồ, và trả cả tiền thuê nhà cho trung tâm gia sư chúng tôi, ở đằng sau, nhưng với tôi, quan trọng hơn là chất lượng công việc bạn làm, trẻ con sẽ làm theo câu chuyện, và khi phải bước vào khoảng không hư cấu, kì lạ để đặt bút viết, nó sẽ ảnh hưởng tới tác phẩm bạn viết ra. Đó là cánh cửa bí mật mà bạn có thể bước qua. Thế là tôi quản lý số 826 Los Angels, công việc của tôi là dựng cửa hàng dưới đó. Rồi chúng tôi có Công viên Tiếng Vang Siêu thị Du Hành Thời Gian . Khẩu hiệu: "Bạn ở thời nào chúng tôi thời đó" (Cười) nằm trên Đại lộ Hoàng Hôn Los Angeles. Nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Họ đến từ mọi thời kì, cả những năm 1980, anh chàng đằng cuối đó, đến từ quá khứ gần nhất. Đó là những Nhân viên của Tháng, kể cả Thành Cát Tư Hãn, Charles Dickens. Một vài người nổi tiếng cũng gia nhập . Đây là khu dược phẩm. Chúng tôi có một vài thuốc độc quyền, Mứt Canopic cho cơ thể, Xà bông Cộng sản với câu: "Đây là xà phòng cho cả năm của bạn." (Cười) Máy làm đá bào của chúng tôi bị hỏng vào đêm khai trương và chúng tôi không biết phải làm gì. Kiến trúc sư bị đổ đầy si rô đỏ trông như anh ta vừa mới giết ai vậy, dù điều đó không quan trọng với vị kiến trúc sư đặc biệt này, và chúng tôi không biết làm gì. Đó sẽ là điểm nhấn. Nên chúng tôi đặt biển hiệu "Máy hư. Quay lại ngày hôm qua." (Cười) Và nó trở thành trò vui hơn cả đá bào thế là chúng tôi để đó vĩnh viễn. Ngà voi Mammoth. Nặng hơn 3kg một hộp. Thuốc chống côn trùng Barbarian. Đầy salad và hỗn hợp thơm - thứ mà người man rợ ghét. Tử ngữ. (Cười) Đỉa, bác sĩ thiên nhiên tí hon. Và thuốc Khử mùi Viking, với rất nhiều mùi khác nhau: mùi móng chân, mùi mồ hôi và rau thối, mùi tro xác chết. Bởi chúng tôi tin Thuốc xịt cơ thể Cái rìu bạn chỉ nên thấy trên chiến trận, chứ không phải dưới nách. (Cười) Và đây là những con chíp cảm xúc để rô bốt có thể biết yêu và biết sợ. Bán chạy nhất là Schadenfreude, thật bất ngờ. (Cười) Chúng tôi không hề nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Nhưng có một nguồn phi lợi nhuận sau nó, lũ trẻ bước qua cánh cửa "Chỉ dành cho Nhân Viên" rồi vào không gian nơi làm bài tập về nhà, viết chuyện, làm phim và đây tiệc phát hành sách nơi bọn trẻ sẽ đọc sách. Có sách xuất bản theo quý toàn bài viết của các bé, sau giờ học và chúng tôi tổ chức tiệc để chúng ăn bánh và đọc cho bố mẹ chúng nghe, uống sữa trong các cốc sâm-panh. Đó là một không gian rất đặc biệt, vì chính cái không gian kỳ lạ ở trước. Trò đùa không hẳn là trò đùa. Bạn có thể thấy sự tưởng tượng liền mạch, và tôi thích vậy. Chính một chút hư cấu. đã chiếm lĩnh thế giới thực. Tôi nhìn nó như một quyển sách ba chiều. thuật ngữ gọi là Siêu hư cấu và chỉ là những câu chuyện về những câu chuyện ngày nay, rất thịnh hành. Thời của nó hẳn là vào những năm 1960 với tiểu thuyết gia John Barth và William Gaddis, nhưng chỉ có một thời. Giờ thì đã già như chính câu chuyện kể. Và một kỹ thuật Siêu hư cấu là phá vỡ bức tường thứ tư. vậy chứ? Là khi diễn viên hướng về phía khán giả nói: "Tôi là diễn viên. thứ này chỉ là xà nhà." Mặc kệ phút chân thật đó, tôi vẫn sẽ tranh cãi cho một lời nói dối, được dùng làm mặt tiền cho cái giả tạo của tiểu thuyết viễn tưởng. Với tôi, thiên về điều ngược lại. Nếu định phá bức tường thứ tư, tôi muốn tiểu thuyết thoát ra và bước vào thế giới thực. Tôi muốn cuốn sách là cửa bí mật mở ra và dẫn các câu chuyện thành sự thực. Vì thế, tôi cố làm trong những cuốn sách của mình. Và đây chỉ là một ví dụ. Đây là cuốn đầu tay của tôi. "Billy Twitters và Vấn đề Cá Voi Xanh." Kể về một cậu bé nuôi chú cá voi xanh làm thú cưng. nhưng đó là một hình phạt và nó hủy hoại đời cậu. Nó được Fedup đưa tới một đêm khuya. (Cười) Và cậu phải đưa nó tới trường cùng. Cậu sống ở San Francisco thành phố khó ưa cá voi xanh, Có nhiều đồi, bất động sản là số một. Thị trường thì dở hơi, mọi người ơi. Nhưng dưới cái áo khoác là vụ này, đó là bìa dưới cuốn sách, bọc sách, và có một quảng cáo tặng một chú cá voi xanh dùng thử 30 ngày. Chỉ cần gửi phong bì dán tem để địa chỉ, chúng tôi sẽ gửi bạn một con cá voi. Và đám trẻ đã viết. Và đây một bức thư viết rằng: "Chào đằng ấy, cháu cá 10 đồng bác sẽ không gửi cá voi . Eliot Gannon (6 tuổi)" (Cười) (Vỗ tay) Những gì Eliot và những đứa trẻ khác đã gửi thư để nhận lại là một bức thư chữ cỡ nhỏ từ một Hãng luật Nauy (Cười) rằng vì một thay đổi luật hải quan, con cá voi đã bị giữ lại ở Sognefjord, một vịnh hẹp rất đẹp, và sau đó câu chuyện về Sognefjord, đồ ăn NaUy cho cá. Lạc đề. (Cười) Nhưng kết thúc bằng cá voi rất vui được nhận tin từ bạn. Nó có một số điện thoại, bạn có thể gọi điện hoặc nhắn lại. Và khi gọi và để lại tin nhắn, cháu chỉ, khi để lại tin nhắn thoại, chỉ là tiếng cá voi và sau đó tiếng Bíp, nghe rất giống âm thanh của cá voi. Và chúng còn nhận được cả hình cá voi. Đây là Randolph, Randolph thuộc về một cậu bé tên Nico, một trong những bé đầu tiên gọi điện, và tôi sẽ bật một vài tin nhắn của Nico. Đây là tin nhắn đầu tiên từ Nico. Nico: Alô, Nico đây. Tớ là chủ của bạn, Randolph. Xin chào. Đây là lần đầu tiên tớ nói chuyện với cậu, và ta có thể sớm trò chuyện một ngày khác. Tạm biệt. Vậy mà Nico gọi lại, một tiếng sau đó. (Cười) Và đây là một tin nhắn khác của Nico. Nico: Chào Randolph, Nico nè. Lâu rồi chưa nói chuyện với cậu, tuy ta đã trò chuyện thứ bảy, chủ nhật gì đó, Đúng rồi, thứ bảy hay chủ nhật, giờ tớ mới gọi cậu lần nữa để chào và tự hỏi giờ cậu đang làm gì, chắc chắn tớ sẽ gọi cậu lần nữa ngày mai hoặc trong hôm nay. Nói chuyện sau nhé. Tạm biệt. Thế là cậu đã gọi lại, ngày hôm ấy. Để lại hơn 25 tin nhắn cho Randolph trong hơn 4 năm. Bạn sẽ tìm thấy tất cả về cậu bé người bà mà cậu yêu và người bà cậu yêu ít hơn chút. (Cười) bài giải đố cậu làm, đây-Tôi sẽ bật thêm tin nhắn từ Nico. Đây là tin nhắn Giáng sinh từ Nico. Nico: Chào Randolph, Xin lỗi lâu rồi không nói chuyện với cậu. Tớ bận quá vì năm học bắt đầu rồi, chắc là cậu không biết đâu, vì cậu là cá voi mà, cậu không biết và tớ gọi để chúc cậu, mừng giáng sinh. Giáng vui vui vẻ nhé, tạm biệt Randolph. Tôi thực sự đã hiểu Nico, 18 tháng không nghe tin cậu, và cậu bé vừa mới nhắn tin hai ngày trước. Giọng hoàn toàn khác, nhưng cậu để người trông trẻ cầm máy, và cô ấy cũng rất tốt với Randolph. Nico, độc giả tuyệt nhất mà tôi có thể mơ ước. Tôi muốn bất kỳ ai mà tôi viết cho có cảm giác tới được nơi mà tôi đã tạo ra. Tôi thấy mình may mắn. Độc giả nhỏ tuổi tuyệt vời như Nico xứng đáng nhận được từ ta những câu chuyện hay nhất. Xin cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay)