Nó bắt đầu với việc bạn thấy ngứa cổ họng và rồi bạn ho. Cơ thể bạn bắt đầu đau nhức, bạn dần cảm thấy khó chịu, và thấy ăn không ngon nữa. Rõ ràng là: bạn đã bị cúm rồi đó. Cũng logic thôi khi giả sử rằng những triệu chứng hỗn độn này là kết quả của việc toàn bộ cơ thể bạn bị nhiếm khuẩn. nhưng có đúng là như vậy không? Điều gì thực sự làm bạn cảm thấy bệnh? Nếu như chính cơ thể bạn đang bị tấn công nghiêm trọng thì sao? Bạn bắt đầu ốm khi mầm bệnh như vi-rút cúm xâm nhập cơ thể bạn, gây nhiễm khuẩn và giết các tế bào của bạn Nhưng sự xâm nhập ngoài ý muốn này còn một tác động nữa: nó báo cho hệ miễn dịch biết về tình trạng hiện tại của bạn. Ngay khi biết sự nhiễm khuẩn đã xảy ra cơ thể bạn chuyển qua chế độ phòng vệ. Đại thực bào sẽ tiến lên và tiến hành đợt tấn công đầu tiên, tìm và tiêu diệt vi-rút cũng như các tế bào bị ảnh hưởng. Sau đó, đại thực bào sẽ sản sinh ra các phân tử protein gọi là cytokines có nhiệm vụ chiêu quân và điều phối thêm các tế bào diệt khuẩn từ hệ miễn dịch của bạn. Nếu như sự điều phối này đủ mạnh, nó sẽ loại bỏ nhiễm khuẩn trước khi bạn nhận ra điều đó nữa. Nhưng đó chỉ là cơ thể bạn diễn tập để phòng chống bệnh thôi. Có vài trường hợp vi-rút lây lan rộng hơn, vào cả máu và các cơ quan quan trọng khác. Để tránh lâm vào tình trạng nguy hiểm này, hệ miễn dịch phải tổ chức một cuộc tấn công mạnh hơn, kết hợp với hoạt động của bộ não nữa. Đó là khi có thêm vài triệu chứng khó chịu nữa, bắt đầu với thân nhiệt tăng lên, đau và nhức, và buồn ngủ. Vậy tại sao ta lại bị như vậy? Khi hệ miễn dịch bị tấn công nghiêm trọng, nó sản sinh ra nhiều cytokines hơn, dẫn đến hai phản ứng sau. Đầu tiên, dây thần kinh phế vị chạy xuyên qua cơ thể lên não, sẽ mau chóng truyền tín hiệu tới cuống não đi qua gần một khu vực quan trọng nơi xử lý các cơn đau nhức. Tiếp theo, cytokines đi qua cơ thể tới vùng dưới đồi, một vùng của não kiểm soát thân nhiệt, cơn khát, sự đói bụng và giấc ngủ, cùng với nhiều thứ khác. Khi nó nhận được tin nhắn này, vùng dưới đồi sản sinh ra một phân tử nữa là prostaglandin E2, để tự tăng cường sức mạnh cho nó. Vùng dưới đồi truyền đi các tín hiệu chỉ dẫn các cơ của bạn co lại gây ra sự tăng thân nhiệt. Nó cũng làm cho bạn buồn ngủ, và không muốn ăn uống gì cả. Nhưng những triệu chứng khó chịu này có mục đích là gì? Chúng tôi chưa chắc lắm, nhưng có một vài giả thuyết cho rằng nó giúp tăng khả năng phục hồi. Thân nhiệt tăng sẽ làm chậm vi khuẩn và giúp hệ miễn dịch tiêu diệt mầm bệnh. Ngủ giúp cơ thể có thêm năng lượng để tiếp tục đẩy lùi sự nhiễm khuẩn. Khi bạn ngừng ăn, gan của bạn hấp thụ phần lớn sắt trong máu, và vì sắt là thức ăn chính của vi khuẩn, điều này sẽ làm chúng mất nguồn thức ăn. Khi ít khát hơn cơ thể bạn sẽ hơi mất nước làm giảm hắt hơi, ho, nôn, hay tiêu chảy. Bạn cũng nên chú ý rằng nếu uống không đủ nước, sự mất nước sẽ trở nên nguy hiểm. Bạn trở nên nhạy cảm hơn ngay cả với sự đau nhức cơ thể, làm bạn chú ý hơn tới vùng bị nhiễm khuẩn đang có dấu hiệu tệ đi, hoặc thậm chí gây ra tình trạng đó. Ngoài các triệu chứng thể chất, bệnh cũng khiến bạn khó chịu, buồn bực và hoang mang. Đó là bởi vì cytokines và prostaglandin có thể thâm nhập tới các vùng cao hơn trong não bạn, gây rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, như là glutamate, endorphins, serotonin, và dopamine. Điều này ảnh hưởng tới các vùng như hệ thống viền, nơi kiểm soát cảm xúc, và vỏ não, nơi xử lý việc lý luận. Vì thế chính là do phản ứng miễn dịch của cơ thể tạo nên sự khó chịu mỗi lần bạn ốm. Không may là, không phải lúc nào nó cũng hoạt động trơn tru. Đáng chú ý, hàng triệu người trên thế giới đang mắc phải các bệnh tự miễn, khiến hệ miễn dịch nhìn nhầm các trạng thái bình thường thành bệnh, và cơ thể tự tấn công chính nó. Nhưng với phần lớn loài người, hàng triệu năm tiến hóa đã tinh chỉnh hệ miễn dịch để nó bảo vệ ta chứ không chống lại ta. Triệu chứng bệnh thì thật phiền toái, nhưng nhìn chung, nó cho thấy một quy trình cổ xưa mà sẽ tiếp tục bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi thế giới bên ngoài nhiều thế kỷ tới nữa.