Theo như chuyện kể, nhà thiện xạ William Tell, bị ép vào một thử thách độc ác bởi một lãnh chúa tham lam. Con trai của William sẽ bị hành hình trừ phi William bắn trúng quả táo trên đầu con mình. William thành công, nhưng hãy nghe hai dị bản của câu chuyện. Trong dị bản thứ nhất, lãnh chúa thuê một băng cướp lấy trộm cung của WIlliam, nên anh ông bị ép phải mượn một cái kém hơn từ một nông dân. Tuy nhiên, cái cung mượn không được điều chỉnh đúng, và khi những lần bắn tập của William tụ lại một chỗ ngay dưới hồng tâm. May thay, ông đã sửa lại cây cung trước khi quá muộn. Dị bản hai: William bắt đầu nghi ngờ kỹ năng của mình vài giờ trước thách đấu và tay ông bắt đầu run lên. Những phát bắn tập vẫn xoay quanh quả táo nhưng ở những vị trí ngẫu nhiên. Thi thoảng ông ấy bắn trúng quả táo, nhưng cứ nghiêng ngả như thế không thể đảm bảo sẽ trúng hồng tâm. Ông phải ổn định tay mình và lấy lại tự tin trong mục tiêu cứu con trai mình. Mấu chốt của hai dị bản này là hai khái niệm được dùng qua lại: sự chính xác và độ chuẩn xác (accuracy & precision) Sự phân biệt hai khái niệm gây tranh cãi nhiều cho các nhà khoa học. Sự chính xác là việc bạn đạt đúng mục tiêu được đến mức nào. Sự chính xác cải thiện với công cụ có độ chính xác cao và bạn có kỹ năng trong việc ấy. Độ chuẩn xác, mặt khác, là việc bạn đạt cùng một kết quả sử dụng cùng một phương pháp. Độ chuẩn xác của bạn sẽ tăng với công cụ tinh xảo hơn mà không đòi hỏi nhiều sự ước lượng Câu chuyện về cái cung bị lấy cắp là độ chuẩn xác mà thiếu chính xác William có cùng một kết quả sai trong mỗi lần thử. Sự dao động với bàn tay run có sự chính xác mà thiếu chuẩn xác Tên của William bó cụm quanh kết quả đúng, nhưng không chắc chắn sẽ trúng hồng tâm với mọi phát bắn. Bạn có thể bỏ qua sự thiếu chính xác hay thiếu chuẩn xác trong mỗi việc hàng ngày. Nhưng kỹ sư và các nhà nghiên cứu thường đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết nhỏ với sự chắc chắn cao rằng mọi lần đều đúng Nhà máy, phòng thí nghiệm tăng độ chuẩn xác qua công cụ cải tiến và quá trình chi tiết hơn. Những cải thiện có thể đắt nên giám đốc phải quyết sự không chắc chắn có thể cho phép của mỗi dự án. Tuy nhiên, đầu tư vào độ chuẩn xác có thể đưa ta đi xa hơn những gì đã đạt được, thậm chí ở cả sao Hỏa. Ngạc nhiên là NASA không biết chính xác nơi đáp xuống của rô-bốt trên hành tinh khác. Dự đoán nơi đáp cần nhiều phép tính toán bằng những phép đo thiếu chuẩn xác. Khí quyển của hành tinh đỏ như thế nào ở độ cao khác nhau? Rô-bốt sẽ đáp xuống khí quyển với góc bao nhiêu? Tốc độ của nó sẽ là gì? Máy tính minh họa hàng ngàn giả thiết khác nhau, kết nối các giá trị của các biến. Cân đo tất cả các khả năng, máy tính chỉ ra vùng có khả năng đáp xuống dưới dạng một elip. Năm 1976, hình elip cho rô-bốt Viking lên sao Hỏa là 62x174 dặm, gần bằng New Jersey. Với những hạn chế như vậy, NASA phải bỏ qua rất nhiều nơi hạ cánh thú vị nhưng liều lĩnh. Từ đó, các thông tin về khí quyển hành tinh đỏ, làm tăng độ chính xác công nghệ tàu vũ trụ, và máy tính minh họa chính xác đã giảm thiểu sự không chắc chắn. Năm 2012, hình elip hạ cánh cho rô-bốt Curiosity chỉ có 4 dặm rộng 12 dặm dài, diện tích nhỏ hơn 200 lần so với hình elip của Viking. Nó cho phép NASA nhắm đến một điểm cụ thể trên miệng núi lửa Gale, một nơi trước đây không thể hạ cánh dù có rất nhiều điều bí ẩn. Trong khi chúng ta cố gắng để thật chính xác, độ chuẩn xác thể hiện sự chắc chắn về lòng tin sẽ đạt được nó, Với hai khái niệm này, chúng ta có thể vươn tới các vì sao và tự tin sẽ luôn luôn nhắm trúng.