Cái chết và tiền thuế đều không thể tránh, nhưng còn sự phân hủy thì sao? Bất kì ai từng nhìn thấy xác ướp đều biết rằng người Ai Cập cổ đại gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn xác chết phân hủy. Vậy họ đã thành công đến thế nào trong việc này? Các tế bào sống luôn tự tái tạo. Các enzym đặc hiệu có vai trò phân hủy các cấu trúc cũ và sử dụng các nguyên liệu thô để tạo thành các tế bào mới. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi ai đó chết? Các tế bào chết của họ không thể tự tái tạo nhưng các enzym vẫn tiếp tục phá hủy các cấu trúc. Vậy nên nếu như muốn bảo quản một cái xác ta cần phải nhanh tay hơn các enzym trước khi các mô bị phân hủy. Các tế bào thần kinh phân hủy sớm nhất và gây ra nhiều khó khăn cho người Ai Cập khi họ cố gắng ướp xác, đó cũng là lý do vì sao theo như nhà sử học Hy Lạp Herodotus thì họ bắt đầu quá trình này bằng việc dùng búa tạo lỗ trên hộp sọ, làm nhuyễn bộ não và đưa ra khỏi cơ thể thông qua mũi sau đó đổ nhựa thông vào hộp sọ để ngăn chặn phân hủy. Não là cơ quan phân hủy đầu tiên nhưng ruột khi phân hủy thì đáng lo ngại hơn. Ở gan, dạ dày và ruột có chứa các vi khuẩn và enzym tiêu hóa, khi người chết đi, chúng bắt đầu ăn xác chết từ bên trong. Vì vậy các giáo sĩ phải loại bỏ phổi và các cơ quan ở bụng trước hết. Thật khó để loại bỏ phổi mà không tổn hại tới tim, nhưng vì tim được cho là nơi cất giữ linh hồn, chúng phải được quan tâm một cách đặc biệt. Các tu sĩ đặt nội tạng vào những cái bình đặc biệt có chứa một loại muối tự nhiên gọi là natron. Natron tiêu diệt vi khuẩn giúp ngăn chặn việc phân hủy và ngăn không cho các enzym tiêu hóa tiếp tục hoạt động. Nhưng natron không chỉ là muối thông thường. Nó chủ yếu được tạo thành bởi hai loại muối kiềm là soda ash và baking soda. Muối kiềm chính là tử thần đối với vi khuẩn. Chúng có thể chuyển hóa những màng béo thành các chất cứng như xà bông từ đó giúp lưu giữ cấu trúc tử thi. Sau khi giải quyết xong các cơ quan nội tạng, các giáo sĩ tiếp tục nhồi xác ướp với các bao chứa natron và rửa sạch để khử trùng da. Sau đó, tử thi được đặt trên giường và tiếp tục ướp thêm natron trong khoảng 35 ngày để bảo quản phần thịt bên ngoài. Trong lúc được chuyển đi, muối kiềm hấp thụ dịch lỏng trong cơ thể và chuyển hóa cái xác thành một khối màu nâu. Xác chết không bốc mùi nhưng cũng không lấy gì làm dễ ngửi. Thế nên các thầy tu sẽ đổ nhựa cây lên cơ thể và mát-xa với một hỗn hợp gồm dầu cây tuyết tùng sau đó bọc xác lại bằng vải lanh. Cuối cùng, họ đặt xác ướp vào trong quan tài gỗ hoặc đôi khi là quan tài đá. Vậy các giáo sĩ Ai Cập cổ đã thành công đến đâu trong việc ngăn xác chết thối rữa? Thứ nhất, các xác ướp không làm tổn hại gì đến cơ thể. Não được giải quyết và hút ra ngoài, các cơ quan nội tạng được tách ra và ướp muối không khác nào xúc xích và gần như nửa còn lại của cơ thể bị khô lại. Thứ hai, những phần còn lại được bảo quản cực tốt. Thậm chí sau hàng ngàn năm, các nhà khoa học vẫn có thể khám nghiệm xác ướp để tìm ra nguyên nhân cái chết và thậm chí tách chiết ADN. Điều này mang đến cho chúng ta những thông tin mới. Ví dụ, có vẻ như ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở Ai Cập có khả năng vì người ta thường đốt lửa trong nhà để nướng bánh. Các bệnh tim mạch cũng khá phổ biến, chẳng hạn như bệnh lao. Các giáo sĩ Ai Cập cổ đã phần nào thành công trong việc ngăn chặn xác chết phân hủy. Tuy vậy, giống như cái chết, thuế đâu thể miễn trừ. Một số xác ướp khi được chuyển đi đã được đánh thuế như cá ướp muối.