Return to Video

Câu đố đạo đức trong nghiên cứu HIV

  • 0:01 - 0:03
    Tôi muốn chia sẻ với các bạn
  • 0:03 - 0:07
    câu chuyện về một bệnh nhân của tôi tên là Celine.
  • 0:07 - 0:10
    Celine làm nội trợ và sống ở một vùng nông thôn
  • 0:10 - 0:13
    ớ Cameroon, phía tây Trung Phi.
  • 0:13 - 0:17
    Sáu năm trước, khi bị chẩn đoán nhiễm HIV,
  • 0:17 - 0:20
    chị tham gia chương trình thử thuốc lâm sàng
  • 0:20 - 0:23
    đang được tiến hành ở khu vực y tế của chị vào lúc đó.
  • 0:23 - 0:27
    Lần đầu tôi gặp Celine, hơn một năm về trước,
  • 0:27 - 0:28
    chị đã qua 18 tháng
  • 0:28 - 0:31
    mà không có bất kì liệu pháp kháng retrovirus nào hết,
  • 0:31 - 0:33
    và chị rất yếu.
  • 0:33 - 0:36
    Chị bảo tôi rằng chị thôi đến phòng khám
  • 0:36 - 0:37
    khi hết thuốc thử
  • 0:37 - 0:40
    vì chị không có đủ tiền vé xe buýt
  • 0:40 - 0:44
    và quá yếu để có thể đi bộ hết 35 cây số.
  • 0:44 - 0:45
    Trong quá trình thử thuốc,
  • 0:45 - 0:50
    chị được phát thuốc kháng retrovirus miễn phí
  • 0:50 - 0:52
    và chi phí di chuyển
  • 0:52 - 0:54
    được chu cấp bởi quỹ nghiên cứu.
  • 0:54 - 0:58
    Tất cả kết thúc khi kì thử thuốc hoàn thành,
  • 0:58 - 1:01
    khiến Celine không còn phương án gì để thay thế.
  • 1:01 - 1:03
    Chị không thể nói lại cho tôi tên các loại thuốc
  • 1:03 - 1:06
    chị nhận được trong thời gian thử,
  • 1:06 - 1:08
    hay ngay cả mục đích của đợt thử thuốc là gì.
  • 1:08 - 1:12
    Tôi chẳng buồn hỏi chị kết quả của đợt thử thuốc là gì
  • 1:12 - 1:16
    vì rõ ràng là chị cũng sẽ không biết được chút gì.
  • 1:16 - 1:18
    Nhưng điều khiến tôi băn khoăn nhất
  • 1:18 - 1:22
    là việc Celine đã kí đơn đồng ý
  • 1:22 - 1:25
    tham gia thử thuốc, nhưng rõ ràng chị không hiểu
  • 1:25 - 1:28
    hệ lụy của việc tham gia
  • 1:28 - 1:32
    hay điều gì sẽ xảy ra với chị một khi chương trình thử nghiệm đã xong.
  • 1:32 - 1:36
    Tôi chia sẻ câu chuyện này với các bạn như là một ví dụ
  • 1:36 - 1:39
    của những việc có thể xảy ra với người tham gia thử nghiệm thuốc lâm sàng
  • 1:39 - 1:41
    khi nó bị tiến hành qua loa.
  • 1:41 - 1:45
    Có lẽ kì thử thuốc này cho những kết quả khả quan.
  • 1:45 - 1:49
    Có thể nó còn được đăng trên những tạp chí khoa học tên tuổi.
  • 1:49 - 1:51
    Có lẽ nó sẽ cho các bác sĩ trên khắp thể giới biết rõ hơn
  • 1:51 - 1:57
    về việc làm sao có thể coi sóc bệnh nhân HIV một cách tốt hơn.
  • 1:57 - 2:00
    Nhưng cái giá phải trả cho những điều ấy
  • 2:00 - 2:03
    là hàng trăm bệnh nhân mà, cũng như Celine,
  • 2:03 - 2:05
    bị bỏ mặc một mình xoay sở
  • 2:05 - 2:08
    một khi kì thử thuốc đã kết thúc.
  • 2:08 - 2:11
    Hôm nay tôi đến đây tuyệt nhiên không phải là để đề xuất
  • 2:11 - 2:13
    rằng việc thử nghiệm lâm sàng HIV
  • 2:13 - 2:16
    ở các nước đang phát triển là xấu.
  • 2:16 - 2:20
    Trái lại, thử nghiệm lâm sàng là công cụ cực kì hữu hiệu
  • 2:20 - 2:22
    và rất cần thiết để đối phó với
  • 2:22 - 2:25
    gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển.
  • 2:25 - 2:28
    Tuy nhiên, sự bất cân bằng giữa
  • 2:28 - 2:31
    các nước giàu hơn và các nước đang phát triển trong vấn đề tiền quỹ
  • 2:31 - 2:34
    dẫn đến nguy cơ bóc lột lớn
  • 2:34 - 2:38
    nhất là trong trường hợp nghiên cứu được tài trợ từ ngoài.
  • 2:38 - 2:41
    Thật buồn, sự thật là
  • 2:41 - 2:45
    rất nhiều trong số các nghiên cứu đang được tiến hành ở các nước đang phát triển
  • 2:45 - 2:48
    sẽ không bao giờ được cấp phép ở các nước giàu hơn
  • 2:48 - 2:50
    nơi cung cấp tiền quĩ nghiên cứu.
  • 2:50 - 2:52
    Tôi chắc rằng các bạn đang tự hỏi
  • 2:52 - 2:54
    điều gì khiến các nước đang phát triển,
  • 2:54 - 2:56
    nhất là các nước ở hậu sa mạc Sahara, châu Phi
  • 2:56 - 3:00
    trở nên hấp dẫn đến thế cho các thử nghiệm HIV lâm sàng?
  • 3:00 - 3:03
    Chà, để một thử nghiệm lâm sàng
  • 3:03 - 3:06
    cho kết quả có giá trị và ứng dụng nhân rộng được,
  • 3:06 - 3:10
    chúng cần được tiến hành với số lượng người tham gia lớn
  • 3:10 - 3:13
    và tốt hơn là trên một cộng đồng
  • 3:13 - 3:17
    với tỉ lệ nhiễm HIV mới cao.
  • 3:17 - 3:20
    Vùng hậu sa mạc Sahara ở châu Phi khá phù hợp với định dạng này,
  • 3:20 - 3:24
    với 22 triệu người sống chung với HIV,
  • 3:24 - 3:27
    ước tính là khoảng 70% trong số 30 triệu người nhiễm
  • 3:27 - 3:30
    trên toàn cầu.
  • 3:30 - 3:32
    Thêm nữa, nghiên cứu ở châu lục này
  • 3:32 - 3:36
    dễ dàng hơn khá nhiều vì đói nghèo trên diện rộng,
  • 3:36 - 3:40
    các bệnh đặc hữu địa phương, và hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu thốn.
  • 3:40 - 3:43
    Một kì thử nghiệm lâm sàng được coi là
  • 3:43 - 3:46
    có khả năng đem lại lợi ích cho cộng đồng
  • 3:46 - 3:48
    sẽ dễ được cấp phép hơn,
  • 3:48 - 3:51
    và trong tình hình thiếu thốn một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt,
  • 3:51 - 3:54
    gần như bất kì đề nghị trợ giúp y tế nào
  • 3:54 - 3:57
    cũng sẽ được chấp nhận, vì có còn hơn không.
  • 3:57 - 3:59
    Còn có nguyên do còn phức tạp hơn như
  • 3:59 - 4:01
    khả năng kiện tụng thấp hơn,
  • 4:01 - 4:04
    xét duyệt đạo đức ít sát sao hơn,
  • 4:04 - 4:06
    và người dân tự nguyện muốn tham gia hơn
  • 4:06 - 4:11
    trong gần như bất kì nghiên cứu nào mà chỉ cần bóng gió là sẽ chữa được bệnh.
  • 4:11 - 4:15
    Trong tình cảnh ngân quĩ cho nghiên cứu HIV
  • 4:15 - 4:17
    tăng ở các nước đang phát triển
  • 4:17 - 4:21
    và xét duyệt đạo đức ở các nước giàu hơn trở nên sát sao hơn,
  • 4:21 - 4:23
    bạn có thể thấy được tại sao bối cảnh này trở nên
  • 4:23 - 4:26
    rất, rất hấp dẫn.
  • 4:26 - 4:29
    Tỉ lệ nhiễm HIV cao khiến các nhà nghiên cứu
  • 4:29 - 4:34
    tiến hành đề án đôi khi chấp nhận được về mặt khoa học
  • 4:34 - 4:37
    nhưng mập mờ về đạo đức trên nhiều mặt.
  • 4:37 - 4:41
    Thế thì làm sao ta có thể đảm bảo rằng, trong quá trình tìm kiếm phương án chữa bệnh
  • 4:41 - 4:43
    ta không lạm dụng một cách bất công
  • 4:43 - 4:46
    những người đã bị ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch rồi?
  • 4:46 - 4:50
    Tôi mời các bạn xem xét bốn lĩnh vực mà tôi nghĩ ta có thể tập trung vào
  • 4:50 - 4:54
    để cải thiện tình trạng hiện tại.
  • 4:54 - 4:57
    Thứ nhất là đồng ý sau khi được cung cấp thông tin.
  • 4:57 - 4:59
    Để một thử nghiệm lâm sàng
  • 4:59 - 5:03
    được coi là chấp nhận được về mặt đạo đức,
  • 5:03 - 5:05
    người tham gia cần được cung cấp các thông tin liên quan
  • 5:05 - 5:08
    trình bày theo cách họ có thể hiểu được
  • 5:08 - 5:12
    và phải tự nguyện đồng ý tham gia thử nghiệm.
  • 5:12 - 5:15
    Điều này rất quan trọng ở các nước đang phát triển,
  • 5:15 - 5:18
    nơi mà rất nhiều người tham gia đồng ý nghiên cứu
  • 5:18 - 5:20
    chỉ vì họ tin rằng đấy là cách duy nhất
  • 5:20 - 5:24
    họ có thể nhận được chăm sóc y tế hay các ích lợi khác.
  • 5:24 - 5:27
    Các qui trình thu nhận chữ kí đồng ý dùng ở các nước giàu hơn
  • 5:27 - 5:30
    thường không phù hợp hoặc không hiệu quả
  • 5:30 - 5:32
    ở rất nhiều nước đang phát triển.
  • 5:32 - 5:35
    Ví dụ, hiển là không ổn khi
  • 5:35 - 5:38
    một người tham gia mù chữ như là Celine
  • 5:38 - 5:41
    kí một bản đồng ý dài dằng dặc mà đằng nào họ cũng không đọc được
  • 5:41 - 5:43
    chứ chưa nói gì đến hiểu.
  • 5:43 - 5:47
    Cộng đồng ở địa phương cần có nhiều tiếng nói hơn
  • 5:47 - 5:50
    trong việc thiết lập tiêu chí tuyển người tham gia
  • 5:50 - 5:55
    vào thử nghiệm lâm sàng, cũng như là lợi ích khuyến khích tham gia.
  • 5:55 - 5:56
    Thông tin trong các thử nghiệm này
  • 5:56 - 5:59
    cần được cung cấp cho các người tham gia tiềm năng
  • 5:59 - 6:04
    dưới một dạng chấp nhận được về cả ngôn ngữ lẫn văn hóa.
  • 6:04 - 6:07
    Điểm thứ hai tôi muốn các bạn xem xét
  • 6:07 - 6:09
    là chuẩn chăm sóc
  • 6:09 - 6:12
    cho những người tham gia trong bất kì thử nghiệm lâm sàng nào.
  • 6:12 - 6:16
    Vấn đề này có rất nhiều tranh luận trái chiều.
  • 6:16 - 6:19
    Liêu có nên cho nhóm đối chiếu trong thử nghiệm lâm sàng
  • 6:19 - 6:22
    liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có
  • 6:22 - 6:24
    trên toàn thế giới hay không?
  • 6:24 - 6:27
    Hay là nên cho họ một chuẩn chăm sóc khác,
  • 6:27 - 6:30
    như là liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có
  • 6:30 - 6:33
    ở quốc gia thử nghiệm lâm sàng đang tiến hành?
  • 6:33 - 6:36
    Liệu có công bằng không khi ta tiến hành đánh giá một liệu pháp chữa trị
  • 6:36 - 6:40
    mà người tham gia sẽ không thể đủ tiền chi trả hoặc tiếp cận
  • 6:40 - 6:44
    một khi nghiên cứu kết thúc?
  • 6:44 - 6:47
    Nào, trong trường hợp liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có
  • 6:47 - 6:50
    không đắt tiền, và dễ tiến hành,
  • 6:50 - 6:52
    câu trả lời rất rõ ràng.
  • 6:52 - 6:55
    Nhưng liệu pháp điều trị tốt nhất hiện có
  • 6:55 - 6:58
    trên thế giới thường khó có thể
  • 6:58 - 7:01
    được cung cấp ở các nước đang phát triển.
  • 7:01 - 7:04
    Một việc rất quan trọng là phải đánh giá các lợi hại tiềm năng
  • 7:04 - 7:07
    của chuẩn chăm sóc mà sẽ được áp dụng
  • 7:07 - 7:09
    với người tham gia trong bất kì thử nghiệm lâm sàng nào,
  • 7:09 - 7:15
    và thiết lập một chuẩn phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu
  • 7:15 - 7:18
    và đem lại nhiều lợi ích nhất cho người tham gia.
  • 7:18 - 7:22
    Điều này dẫn đến điểm thứ ba tôi muốn các bạn cân nhắc:
  • 7:22 - 7:25
    vấn đề xét duyệt đạo đức nghiên cứu.
  • 7:25 - 7:28
    Một hệ thống phù hợp để xét duyệt tính phù hợp về mặt đạo đức
  • 7:28 - 7:32
    của thử nghiệm lâm sàng là cơ sở cho việc bảo vệ
  • 7:32 - 7:35
    người tham gia bất kì thử nghiệm nào.
  • 7:35 - 7:37
    Không may mắn thay, một hệ thống như vậy thường thiếu
  • 7:37 - 7:41
    hoặc không hiệu quả ở rất nhiều nước đang phát triển.
  • 7:41 - 7:45
    Các chính phủ địa phương cần thiết lập các hệ thống hiệu quả
  • 7:45 - 7:48
    để xét duyệt các vấn đề đạo đức xung quanh những thử nghiệm lâm sàng
  • 7:48 - 7:52
    được cấp phép ở các nước đang phát triển khác nhau,
  • 7:52 - 7:54
    và để làm thế họ cần thiết lập
  • 7:54 - 7:57
    các hội đồng xét duyệt đạo đức hoạt động độc lập
  • 7:57 - 8:00
    không liên quan tới chính phủ hay nhà tài trợ nghiên cứu.
  • 8:00 - 8:03
    Trách nhiệm giải trình trước công chúng cần được khích lệ
  • 8:03 - 8:06
    bằng các xét duyệt minh bạch và độc lập
  • 8:06 - 8:09
    từ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế
  • 8:09 - 8:11
    khi phù hợp.
  • 8:11 - 8:14
    Điểm cuối cùng tôi muốn các bạn cân nhắc tối nay
  • 8:14 - 8:17
    là điều gì sẽ xảy ra với người tham gia thử nghiệm lâm sàng
  • 8:17 - 8:20
    một khi nghiên cứu đã kết thúc.
  • 8:20 - 8:24
    Tôi nghĩ rằng ngay tử đầu, việc nghiên cứu bắt đầu
  • 8:24 - 8:26
    mà không có kế hoạch cụ thể
  • 8:26 - 8:28
    để chăm sóc người tham gia một khi thử nghiệm kết thúc
  • 8:28 - 8:31
    là hoàn toàn sai.
  • 8:31 - 8:36
    Các nhà nghiên cứu cần cố gắng hết sức để đảm bảo rằng
  • 8:36 - 8:39
    một phương án can thiệp đã được chứng minh là có lợi
  • 8:39 - 8:40
    trong một thử nghiệm lâm sàng
  • 8:40 - 8:44
    vẫn nằm trong tầm với của người tham gia
  • 8:44 - 8:47
    khi thử nghiệm kết thúc.
  • 8:47 - 8:50
    Thêm vào đó, họ cần xem xét khả năng
  • 8:50 - 8:54
    giới thiệu và duy trì các liệu pháp hiệu quả
  • 8:54 - 8:58
    trong cộng đồng lớn khi thử nghiệm kết thúc.
  • 8:58 - 9:01
    Nếu, vì bất kì lí do gì đi chăng nữa, họ cảm thấy điều này là không thể,
  • 9:01 - 9:04
    thì tôi nghĩ họ phải chứng minh trên phương diện đạo đức
  • 9:04 - 9:08
    tại sao lại thực hiện thử nghiệm ngay từ đầu.
  • 9:08 - 9:10
    May mắn cho Celine,
  • 9:10 - 9:13
    buổi gặp gỡ của chúng tôi không chỉ dừng lại ở văn phòng của tôi.
  • 9:13 - 9:17
    Tôi tìm được cách ghi tên chị vào một chương trình chữa trị HIV miễn phí
  • 9:17 - 9:19
    gần nhà chị hơn,
  • 9:19 - 9:23
    và có cả một nhóm ủng hộ để giúp chị đối phó với bệnh tật.
  • 9:23 - 9:25
    Câu chuyện của chị kết thúc có hậu,
  • 9:25 - 9:29
    nhưng có hàng ngàn người khác trong tình cảnh tương tự
  • 9:29 - 9:31
    kém may mắn hơn nhiều.
  • 9:31 - 9:33
    Dù có thể chị không biết điều này,
  • 9:33 - 9:37
    cuộc gặp gỡ cới Celine đã hoàn toàn thay đổi
  • 9:37 - 9:41
    cách tôi nhìn nhận thử nghiệm HIV lâm sàng ở các nước đang phát triển,
  • 9:41 - 9:45
    và khiến tôi càng quyết tâm trở thành một phần trong phong trào
  • 9:45 - 9:48
    cải cách tình trạng hiện tại.
  • 9:48 - 9:50
    Tôi tin rằng từng cá nhân
  • 9:50 - 9:55
    nghe tôi nói tối nay cũng có thể là một phần của thay đổi ấy.
  • 9:55 - 9:57
    Nếu bạn là nhà nghiên cứu, tôi tin bạn sẽ hứa
  • 9:57 - 10:00
    giữ lương tâm đạo đức cao hơn,
  • 10:00 - 10:02
    luôn suy xét đạo đức khi tiến hành nghiên cứu,
  • 10:02 - 10:06
    và không hi sinh lợi ích con người để kiếm tìm lời giải.
  • 10:06 - 10:09
    Nếu bạn làm cho một nhà tài trợ tiền quĩ hay công ty dược,
  • 10:09 - 10:13
    tôi thách thức các bạn khiến cơ quan mình
  • 10:13 - 10:16
    chỉ cung cấp quĩ cho nghiên cứu nào có nền tảng đạo đức vững chắc.
  • 10:16 - 10:19
    Nếu bạn cũng đến từ một nước đang phát triển như tôi,
  • 10:19 - 10:22
    tôi tha thiết giục các bạn khiến chính phủ của mình
  • 10:22 - 10:25
    xét duyệt kĩ càng hơn các thử nghiệm lâm sàng
  • 10:25 - 10:27
    được cấp phép ở đất nước bạn.
  • 10:27 - 10:31
    Đúng thế, ta cần tìm ra cách chữa trị HIV,
  • 10:31 - 10:34
    cần tìm một vắc-xin sốt rét hiệu quả,
  • 10:34 - 10:38
    cần tìm một công cụ chẩn bệnh tốt cho bệnh lao,
  • 10:38 - 10:41
    nhưng tôi tin rằng để đạt như thế, ta nợ những người tự nguyện
  • 10:41 - 10:45
    hi sinh đồng ý tham gia các thử nghiệm lâm sàng này,
  • 10:45 - 10:47
    một cách tiến hành nhân đạo nhất.
  • 10:47 - 10:50
    Xin cám ơn.
Title:
Câu đố đạo đức trong nghiên cứu HIV
Speaker:
Boghuma Kabisen Titanji
Description:

Câu chuyện thật quá quen thuộc: sau khi tham gia một thử nghiệm HIV lâm sàng, một phụ nữ ở hậu sa mạc Sahara, châu Phi bị bỏ mặc cho tự xoay sở, còn không đủ tiền mua vé xe buýt để đi đến phòng khám, nữa là thuốc kháng retrovirus đắt tiền nhưng thiết yếu. Boghuma Kabisen Titanji đặt ra câu hỏi quan trọng: làm thế nào để các nhà nghiên cứu, trong hành trình tìm thuốc chữa, đảm bảo rằng họ không lạm dụng những người đã chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ đại dịch này rồi? (Quay ở TEDxGoodenoughCollege.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:10
  • Very good over all - not just the wordings but also the writing style. Great work. Only a couple of changes. and i translate 'take advantage' as 'lạm dụng' rather than 'chiếm đoạt lợi ích"

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 4 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou