Return to Video

Cây phả hệ cho loài người

  • 0:00 - 0:09
    Jambo, bonjour, zdravstvujtye, dayo:
    đây là vài ngôn ngữ
  • 0:09 - 0:13
    mà tôi đã nói một chút trong suốt
    6 tuần qua
  • 0:13 - 0:18
    khi tôi đến 17 nước tôi nghĩ đến, trong
    chuyến hành trình điên rồ tôi đang đi,
  • 0:18 - 0:21
    kiểm tra các lĩnh vực khác nhau của
    dự án mà chúng tôi đang làm.
  • 0:21 - 0:23
    Và lát nữa tôi sẽ kể cho các bạn một ít.
  • 0:23 - 0:26
    Đến thăm vài địa điểm xinh đẹp kỳ diệu,
  • 0:26 - 0:32
    những nơi như Mông Cổ, Campuchia,
    New Guinea, Nam Phi, Tanzania - 2 lần,
  • 0:32 - 0:34
    tôi đã ở đó một tháng trước.
  • 0:34 - 0:39
    Có cơ hội làm một tour vòng quanh thế giới
    tốc hành như thế
  • 0:39 - 0:42
    hoàn toàn tuyệt vời, vì rất nhiều lý do.
  • 0:42 - 0:44
    Bạn thấy những điều kỳ diệu.
  • 0:44 - 0:46
    Và bạn có thể làm so sánh
  • 0:46 - 0:48
    giữa các dân tộc khác nhau trên khắp địa cầu.
  • 0:48 - 0:50
    Và thứ mà chúng ta thật sự nhận ra từ đó,
  • 0:50 - 0:53
    thứ nổi trội mà ta nhận ra,
  • 0:53 - 0:57
    không phải là chúng ta là một, dù tôi sẽ
    nói với các bạn điều đó,
  • 0:57 - 0:59
    mà là chúng ta khác nhau như thế nào.
  • 0:59 - 1:02
    Có rất nhiều sự đa dạng trên toàn thế giới.
  • 1:02 - 1:05
    6000 ngôn ngữ khác nhau được nói bởi
    6 tỉ rưỡi người,
  • 1:05 - 1:08
    tất cả khác nhau về màu da, hình dáng,
    kích thước.
  • 1:08 - 1:11
    Bạn đi trên đường trên bất kỳ thành phố lớn nào,
    bạn đi như vậy,
  • 1:14 - 1:15
    và bạn ngạc nhiên bời sự đa dạng
    của con người.
  • 1:15 - 1:18
    Làm sao chúng ta giải thích
    sự đa dạng đó?
  • 1:18 - 1:20
    Vâng, đó là những gì tôi sẽ nói hôm nay,
  • 1:20 - 1:22
    cách chúng ta sử dụng công cụ di truyền học,
  • 1:22 - 1:28
    di truyền quần thể nói riêng, để nói cho
    chúng ta biết cách tạo ra sự đa dạng này,
  • 1:28 - 1:30
    và nó mất bao lâu.
  • 1:30 - 1:32
    Giờ, vấn đề của sự đa dạng của loài người
  • 1:32 - 1:34
    giống tất cả những câu hỏi khoa học lớn khác
  • 1:34 - 1:36
    làm sao bạn giải thích được một thứ
    như vậy
  • 1:36 - 1:38
    có thể được chia thành các câu hỏi nhỏ.
  • 1:38 - 1:41
    Và bạn có thể tìm hiểu những câu hỏi nhỏ đó.
  • 1:41 - 1:43
    Câu đầu tiên là một câu hỏi về nguồn gốc.
  • 1:43 - 1:45
    Chúng ta có chung một nguồn gốc không?
  • 1:45 - 1:48
    Và nếu có -- giả định rằng mọi người
  • 1:48 - 1:51
    trong căn phòng này đều có -- thì từ khi nào?
  • 1:51 - 1:53
    Từ khi nào chúng ta có nguồn gốc chung?
  • 1:53 - 1:55
    Chúng ta đã tách ra bao lâu rồi?
  • 1:55 - 1:59
    Câu thứ hai cũng liên quan, nhưng khác
    một chút.
  • 1:59 - 2:01
    Nếu chúng ta xuất phát từ một nguồn,
  • 2:01 - 2:03
    làm sao chúng ta có thể chiếm cứ
    mọi nơi trên thế giới,
  • 2:03 - 2:05
    và trong quá trình tạo ra tất cả
    sự đa dạng này,
  • 2:05 - 2:08
    khác biệt trong cách sống,
    vẻ ngoài khác biệt,
  • 2:08 - 2:10
    ngôn ngữ khác biệt khắp thế giới?
  • 2:10 - 2:13
    Vâng, câu hỏi về nguồn gốc, cũng như
    các câu hỏi sinh học khác,
  • 2:13 - 2:15
    có vẻ như đã được trả lời bởi Darwin
    hơn 1 thế kỉ trước.
  • 2:15 - 2:17
    Trong "Nguồn gốc loài người",
    ông ấy viết,
  • 2:17 - 2:19
    "Trong mỗi khu vực lớn trên thế giới,
    động vật có vú
  • 2:19 - 2:22
    có quan hệ gần với sinh vật tuyệt chủng
    trong cùng khu vực.
  • 2:22 - 2:25
    Vì vậy có lẽ loài khỉ tuyệt chủng
    từng sống ở Châu Phi trước đây
  • 2:25 - 2:28
    có liên quan chặt chẽ với khỉ đột
    và tinh tinh,
  • 2:28 - 2:31
    và vì hai loài này có liên hệ gần nhất với người,
  • 2:31 - 2:33
    nên có lẽ tổ tiên sớm nhất của chúng ta
    có khả năng
  • 2:33 - 2:35
    sống ở châu Phi nhiều hơn nơi khác."
  • 2:35 - 2:39
    Vậy là xong, chúng ta có thể về nhà--
    kết thúc câu hỏi nguồn gốc.
  • 2:39 - 2:43
    Ừm, không hẳn. Vì Darwin nói về
    tổ tiên xa của chúng ta,
  • 2:43 - 2:45
    tổ tiên gần của chúng ta với vượn.
  • 2:45 - 2:49
    Và khá rõ rằng khỉ có nguồn gốc
    từ Châu Phi.
  • 2:49 - 2:52
    Khoảng 23 triệu năm trước,
    chúng xuất hiện trong mẫu hoá thạch.
  • 2:52 - 2:55
    Thật ra Châu phi bị tách ra khỏi
    vùng đất khác vào thời gian đó,
  • 2:55 - 2:59
    do sự thay đổi thất thường của các
    mảng kiến tạo, trôi nổi trên Ấn Độ Dương.
  • 2:59 - 3:01
    Đâm vào mảng Á Âu khoảng 16 triệu năm trước,
  • 3:01 - 3:04
    và rồi chúng ta có sự di cư tới châu Phi đầu tiên,
    chúng ta gọi nó thế.
  • 3:04 - 3:06
    Loà khỉ rời đi lúc đó kết thúc ở
    Đông Nam Á,
  • 3:06 - 3:08
    trở thành vượn và đười ươi.
  • 3:08 - 3:10
    Và những con ở lại châu Phi
  • 3:10 - 3:12
    tiến hoá thành khỉ đột, tinh tinh và con người.
  • 3:12 - 3:15
    Vậy, vâng, nói bạn nói về tổ tiên gần của ta
    và khỉ,
  • 3:15 - 3:19
    rất rõ ràng, bằng việc nhìn vào mẫu hoá thạch,
    chúng ta bắt đầu từ đây.
  • 3:19 - 3:21
    Nhưng nó không hẳn là câu hỏi
    mà tôi đang hỏi.
  • 3:21 - 3:23
    Tôi đang hỏi về nguồn gốc loài người,
  • 3:23 - 3:26
    những 'thứ' chúng ta thừa nhận
    cùng giống loài với chúng ta
  • 3:26 - 3:28
    nếu họ cũng ngồi trong căn phòng này.
  • 3:28 - 3:30
    Nếu họ đang nhìn qua vai bạn,
  • 3:30 - 3:33
    nếu bạn không giật lùi, như vậy.
    Nguồn gốc loài người thì sao?
  • 3:33 - 3:35
    Vì nếu chúng ta quay trở lại đủ xa,
  • 3:35 - 3:38
    chúng ta chia sẻ một nguồn gốc gần
    với mọi sinh vật trên Trái Đất.
  • 3:38 - 3:41
    DNA gắn kết chúng ta lại với nhau,
    chúng ta có chung nguồn gốc với cá nhông
  • 3:41 - 3:46
    và vi khuẩn và nấm, nếu bạn quay lại đủ xa--
    khoảng 1 tỉ năm trước.
  • 3:46 - 3:48
    Mà những gì ta đang hỏi là nguồn gốc loài người.
  • 3:48 - 3:50
    Làm sao chúng ta nghiên cứu được?
  • 3:50 - 3:54
    Thì, theo lịch sử, nó được nghiên cứu
    dựa trên cổ nhân chủng học.
  • 3:54 - 3:56
    Đào mọi thứ lên khỏi mặt đất,
  • 3:56 - 3:58
    và chủ yếu trên cơ sở hình thái --
  • 3:58 - 4:01
    cách mọi thứ được tạo hình,
    thường lấy hình dạng hộp sọ -- nói rằng,
  • 4:01 - 4:05
    "Thứ này giống chúng ta nhiều hơn cái đó,
    nên đây hẳn là tổ tiên của tôi.
  • 4:05 - 4:08
    Đây hẳn là người trực tiếp di truyền cho tôi."
  • 4:08 - 4:11
    Phần cổ nhân chủng học,
    tôi sẽ chứng minh,
  • 4:11 - 4:14
    cho chúng ta rất nhiều khả năng thú vị
    về nguồn gốc của chúng ta,
  • 4:14 - 4:17
    nhưng nó không cho khả năng chúng ta
    thật sự muốn dưới góc độ khoa học.
  • 4:17 - 4:19
    Ý của tôi là gì?
  • 4:19 - 4:21
    Bạn nhìn vào ví dụ này.
  • 4:21 - 4:23
    Đây là ba giống người đã tuyệt chủng,
  • 4:23 - 4:25
    có khả năng là tổ tiên con người.
  • 4:25 - 4:28
    Được đào lên từ phía tây ở Olduvai Gorge,
    bởi gia đình Leakey.
  • 4:28 - 4:30
    Và chúng có niên đại cỡ thời điểm đó.
  • 4:30 - 4:32
    Từ trái sang phải, chúng ta có Homo erectus.
    Homo habilis,
  • 4:32 - 4:35
    và Australopithecus - bây giờ được gọi là
    Paranthropus boisei
  • 4:35 - 4:40
    người vượn phương Nam mạnh mẽ.
    Những loài đã tuyệt chủng này, cùng 1 nơi, cùng 1 thời điểm.
  • 4:40 - 4:43
    Nó có nghĩa là không phải tất cả 3 loài này
    là tổ tiên của chúng ta.
  • 4:43 - 4:46
    Tôi thực sự có mối liên quan nào với 1 trong 3 anh chàng này?
  • 4:46 - 4:51
    Có khả năng đây là tổ tiên của chúng ta, nhưng không phải là
    điều mà chúng ta thực sự tìm kiếm.
  • 4:52 - 4:56
    Vậy nên, cách tiếp cận khác về mặt hình thái học con người
  • 4:56 - 4:59
    sử dụng dữ liệu mà con người đang có trong tay
    cho tới thời điểm hiện tại
  • 4:59 - 5:01
    vẫn là những hộp sọ lớn.
  • 5:01 - 5:05
    Người đầu tiên tiếp cận theo hướng này
    một cách có hệ thống là Linnaeus,
  • 5:05 - 5:07
    Carl von Linne, nhà thực vật học người Thụy Điển
  • 5:07 - 5:09
    là người - vào thế kỉ 18 - tự ý phân loại
  • 5:09 - 5:11
    mọi sinh vật sống trên trái đất.
  • 5:11 - 5:13
    Bạn nghĩ rằng bạn có công việc khó khăn?
  • 5:13 - 5:15
    Và ông ấy đã làm được 1 việc tốt.
  • 5:15 - 5:19
    Ông phân loại khoảng 12 000 loài
    trong quyển "Systema Naturae".
  • 5:19 - 5:22
    Ông đã thực sự tạo ra cụm từ Homo sapiens,
    trong tiếng Latin có nghĩa là người thông minh.
  • 5:22 - 5:26
    Nhưng nhìn khắp thế giới với sự đa dạng của loài người,
    ông nói
  • 5:26 - 5:30
    "Bạn biết đấy, chúng ta dường như có được
    những ý tưởng dè dặt về các phân bộ dưới loài hoặc các nhóm".
  • 5:30 - 5:34
    Và rồi ông nói về người châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu
  • 5:34 - 5:37
    và đặt tên một cách hiển nhiên đầy khinh miệt
    "Monstrous" (người khổng lồ, người kì dị)
  • 5:37 - 5:40
    bao gồm những người ông ấy không thích,
  • 5:40 - 5:43
    trong đó có cả thần thoại tưởng tượng ra như yêu tinh.
  • 5:44 - 5:49
    Nó có thể bị bỏ qua 1 cách dễ dàng cũng như
    giành được 1 sự quan tâm xứng đáng.
  • 5:49 - 5:52
    nhưng đương nhiên đó chỉ là suy tưởng đen tối
    của một nhà khoa học thế kì 18
  • 5:52 - 5:54
    làm việc trước kỉ nguyên của Darwin
  • 5:54 - 5:56
    Nhưng nếu bạn dựa trên bằng chứng nhân chủng học
  • 5:56 - 6:00
    trong thời gian gần đây cỡ 20 - 30 năm,
    trong nhiều trường hợp bạn có thể khám phá ra rằng
  • 6:00 - 6:02
    đó là định phân loại khá cơ bản cho loài người.
  • 6:02 - 6:07
    Loài người dựa vào bằng chứng nhân chủng học
    30 - 40 năm trước
  • 6:07 - 6:09
    Carlton Coon là ví dụ tốt nhất
  • 6:09 - 6:13
    đã tự tách mình ra khỏi đồng loại -
    đó là sau kỉ nguyên của Darwin
  • 6:13 - 6:16
    hơn 1 triệu năm qua kể từ khi có Homo erectus.
  • 6:16 - 6:18
    Nhưng dựa vào dữ kiện nào?
  • 6:18 - 6:22
    Rất ít. Rất nhỏ bé. Hình thái học và hàng đống suy luận.
  • 6:22 - 6:24
    Cái mà tôi sẽ nói hôm nay,
  • 6:24 - 6:27
    là cách tiếp cận mới cho vấn đề này.
  • 6:27 - 6:30
    Thay vì đi ra đó và đoán xem
    ai mới là tổ tiên của chúng ta,
  • 6:30 - 6:32
    đào mọi thứ lên khỏi lòng đất,
    có thể có cả tổ tiên ông bà
  • 6:32 - 6:34
    và nói rằng dựa vào hình thái học
  • 6:34 - 6:36
    cái chúng ta vẫn chưa hiểu được hoàn toàn
  • 6:36 - 6:40
    chúng ta không biết được gene nào
    chịu trách nhiệm cho việc đa dạng hình thái như vậy.
  • 6:40 - 6:42
    cái chúng ta cần làm là xoay ngược lại vấn đề.
  • 6:42 - 6:46
    Bởi vì cái chúng ta thật sự hỏi là
    vấn đề phả hệ,
  • 6:46 - 6:48
    hoặc là câu hỏi phả hệ.
  • 6:48 - 6:53
    Cái chúng ta đang thử là xây dựng cây phả hệ loài người.
  • 6:53 - 6:55
    Và như mọi nhà phả hệ sẽ nói với bạn
  • 6:55 - 6:57
    bất cứ người nào trong gia đình, hoặc là chính bạn
  • 6:57 - 7:00
    có bao giờ tự lập phả hệ, truy ngược về quá khứ hay chưa?
  • 7:00 - 7:02
    Bạn bắt đầu ở hiện tại,
    với các mối liên hệ bạn biết rõ.
  • 7:02 - 7:04
    Bạn và anh chị em ruột của mình có chung ba mẹ.
  • 7:04 - 7:06
    Bạn và anh chị em họ có chung ông bà.
  • 7:06 - 7:09
    Bạn tiếp tục truy ngược về quá khứ
  • 7:09 - 7:11
    thêm vào đó những mối quan hệ họ hàng xa hơn.
  • 7:11 - 7:15
    Nhưng sau cùng, không quan trọng việc bạn
    đào hết mọi ghi chép trong nhà thờ
  • 7:15 - 7:19
    và những việc đại loại vậy, bạn đụng phải cái mà
    các nhà gia phả học gọi là bức tường gạch.
  • 7:19 - 7:22
    Tại một điểm mà bạn không thể biết thêm gì nữa về
    tổ tiên của bạn
  • 7:22 - 7:26
    và bạn tiến vào vương quốc đen tối và bí hiểm
    mà chúng ta gọi là lịch sử
  • 7:26 - 7:29
    chúng ta phải cảm nhận theo cách của chúng ta
    bằng những sự giúp đỡ nhỏ nhoi.
  • 7:29 - 7:31
    Những người tới trước này là ai?
  • 7:31 - 7:34
    Chúng ta không có trong tay những ghi chép đó.
    À mà thực ra chúng ta có.
  • 7:34 - 7:37
    Nó được viết ra ngay bên trong DNA,
    ngay bên trong mã di truyền
  • 7:37 - 7:39
    chúng ta có một tài liệu lịch sử
    có thể giúp chúng ta quay ngược thời gian
  • 7:39 - 7:43
    về lúc khởi đầu của loài người chúng ta.
    Và đó là những gì chúng tôi nghiên cứu.
  • 7:43 - 7:45
    Bây giờ, đây là một đoạn mồi nhanh trên DNA.
  • 7:45 - 7:48
    Tôi nghi ngờ rằng không phải tất cả mọi người
    trong khán phòng này đều là nhà di truyền học.
  • 7:48 - 7:52
    Nó là 1 đoạn phân tử rất dài, thẳng được mã hóa
  • 7:52 - 7:55
    để tạo nên 1 bản sao của riêng bạn.
    Đó là bản vẽ của riêng mỗi người.
  • 7:55 - 7:58
    Nó chứa 4 đơn vị nhỏ: A, C, G và T như tôi gọi.
  • 7:58 - 8:02
    Và sự nối tiếp của những đơn vị này tạo nên bản vẽ đó.
  • 8:02 - 8:05
    Nó dài bao nhiêu? Dài cả triệu đơn vị nhỏ này.
  • 8:05 - 8:08
    Và 1 NST đơn - bộ NST của chúng ta là lưỡng bội
  • 8:08 - 8:12
    một NST đơn dài cỡ 3,2 tỉ nucleotide.
  • 8:12 - 8:14
    Và nếu bạn cộng tất cả lại
  • 8:14 - 8:16
    nó sẽ dài trên 6 tỉ nucleotide.
  • 8:16 - 8:19
    Nếu bạn lấy tất cả DNA ra khỏi 1 tế bào trong cơ thể,
  • 8:19 - 8:23
    và tháo xoắn nó, nó sẽ dài cỡ 2m.
  • 8:23 - 8:25
    Nếu bạn lấy tất cả DNA ra khỏi tất cả các tế bào trong cơ thể,
  • 8:25 - 8:29
    và bạn cũng tháo xoắn nó ra, nó sẽ dài bằng
    khoảng cách từ đây tới mặt trăng và quay trở lại
  • 8:29 - 8:32
    hàng ngàn lần. Nó chứa rất nhiều thông tin trong đó.
  • 8:32 - 8:38
    Và khi bạn sao chép những phân tử DNA này,
    nó là 1 công việc rất cực nhọc.
  • 8:38 - 8:42
    Tưởng tượng cuốn sách dài nhất bạn có thể nghĩ tới,
    ví dụ như "Chiến tranh và hòa bình".
  • 8:42 - 8:44
    Bây giờ nhân nó lên 100 lần.
  • 8:44 - 8:46
    Và tưởng tượng sao chép nó bằng tay.
  • 8:46 - 8:48
    Và bạn sẽ làm việc miệt mài cho tới tận tối khuya,
  • 8:48 - 8:50
    và bạn phải rất rất cẩn thận, bạn phải uống cà phê
  • 8:50 - 8:52
    và bạn đang chú ý tới nó, nhưng tới một lúc nào đó
  • 8:52 - 8:54
    khi bạn đang sao chép
  • 8:54 - 8:56
    bạn sẽ mắc một vài lỗi, như lỗi chính tả
  • 8:56 - 9:00
    thay I cho E, hoặc C cho T.
  • 9:00 - 9:04
    Điều tương tự cũng xảy ra trên DNA khi nó sao chép
    liên tục qua nhiều thế hệ.
  • 9:04 - 9:07
    Nó không thường xuyên xảy ra lắm. Chúng ta có cơ chế
    tự sửa sai bên trong cơ thể.
  • 9:07 - 9:09
    Nhưng nếu đã xảy ra rồi, và những thay đổi này
    được truyền tiếp cho các thế hệ sau
  • 9:09 - 9:12
    chúng trở thành dấu hiệu đánh dấu cho tổ tiên của chúng ta.
  • 9:12 - 9:14
    Nếu bạn có chung dấu hiệu này với ai đó,
  • 9:14 - 9:17
    có nghĩa là bạn với họ có cùng 1 tổ tiên
    ở 1 thời điểm nào đó trong quá khứ,
  • 9:17 - 9:19
    người đầu tiên có sự thay đổi đó trong DNA.
  • 9:19 - 9:22
    Nhìn vào sự đa dạng gene
  • 9:22 - 9:25
    của mọi người trên toàn thế giới
  • 9:25 - 9:29
    và đánh giá độ tuổi tương đối của chúng
    khi nó xảy ra trong quá khứ
  • 9:29 - 9:32
    ta có thể xây dựng cây gia hệ cho tất cả mọi người
    còn sống hiện nay.
  • 9:32 - 9:35
    Có 2 loại DNA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi
    trong phòng thí nghiệm,
  • 9:35 - 9:38
    một là DNA của ti thể, truy ngược lại hướng gia đình của người mẹ.
  • 9:38 - 9:41
    Bạn có DNA ti thể từ mẹ, bà ngoại,
  • 9:41 - 9:43
    trở ngược về từ người phụ nữ đầu tiên của gia đình.
  • 9:43 - 9:46
    NST Y, 1 loại DNA tạo nên người đàn ông,
  • 9:46 - 9:49
    truy ngược lại hướng gia đình của người bố.
  • 9:49 - 9:53
    Mọi người trong phòng này,
    mọi người trên thế giới,
  • 9:53 - 9:57
    rơi vào 1 nhánh đâu đó trên những cây gia hệ này.
  • 9:57 - 10:00
    Bây giờ, ngay cả khi những phiên bản đơn giản hóa
    của những cái cây thật,
  • 10:00 - 10:02
    chúng vẫn là thứ gì đó rất phức tạp,
    cho nên hãy đơn giản hóa nó.
  • 10:02 - 10:04
    Kéo họ lại gần nhau, kết hợp họ với nhau
    để nhìn giống 1 cái cây
  • 10:04 - 10:07
    với rễ ở dưới và các cành cây vươn lên trên.
  • 10:07 - 10:09
    Thông điệp cần truyền tải ở đây là gì?
  • 10:09 - 10:11
    Thứ mà bạn nghĩ ra đầu tiên
  • 10:11 - 10:14
    là dòng họ bắt nguồn cây gia hệ của gia đình mình
  • 10:14 - 10:19
    được tìm thấy trong châu Phi, giữa những người châu Phi.
  • 10:19 - 10:22
    Điều đó nghĩa là những người châu Phi
    đã tập hợp
  • 10:22 - 10:25
    những đột biến đa dạng này 1 thời gian dài
  • 10:25 - 10:29
    Và chúng ta bắt nguồn từ châu Phi.
    Nó được viết trong DNA của chúng ta rồi.
  • 10:29 - 10:34
    Mỗi phần của DNA chúng ta đang nhìn có sự đa dạng
    lớn ở châu Phi hơn là những nơi khác.
  • 10:34 - 10:37
    Và tại 1 thời điểm nào đó trong quá khứ,
    một nhóm nhỏ người châu Phi
  • 10:37 - 10:41
    rời khỏi lục địa Phi tới định cư khắp mọi nơi trên thế giới.
  • 10:41 - 10:43
    Chúng ta có chung tổ tiên gần như thế nào?
  • 10:43 - 10:47
    Có phải hàng triệu năm trước, khi chúng ta
    có thể nghi ngờ
  • 10:47 - 10:50
    bằng cách nhìn vào tất cả sự đa dạng trên trái đất này?
  • 10:50 - 10:53
    Không, DNA kể cho ta nghe
    một câu chuyện khá rõ ràng.
  • 10:53 - 10:58
    Trong vòng 200 000 năm trở lại đây, chúng ta
    có chung tổ tiên, 1 con người
  • 10:58 - 11:02
    Mitochondrial Eve, các bạn có thể đã nghe về bà ấy,
    ở châu Phi,
  • 11:02 - 11:05
    người phụ nữ châu Phi tạo nên sự đa dạng trên thế giới.
  • 11:05 - 11:07
    Nhưng thứ còn thú vị hơn nữa
  • 11:07 - 11:09
    là khi bạn nhìn theo hướng của NST Y,
  • 11:09 - 11:13
    câu chuyện phía bên người đàn ông,
    NST Y - Adam
  • 11:13 - 11:15
    chỉ sống cỡ 60 000 năm trước.
  • 11:15 - 11:18
    Đó chỉ cỡ 2000 thế hệ con người,
  • 11:18 - 11:21
    một cái chớp mắt trong thuyết Tiến hóa.
  • 11:22 - 11:25
    Nó nói cho ta biết chúng ta vẫn còn đang sống
    tại châu Phi ở thời điểm đó.
  • 11:25 - 11:27
    Đây là người đàn ông châu Phi đã tạo nên
  • 11:27 - 11:29
    sự đa dạng cho NST Y trên toàn thế giới.
  • 11:29 - 11:31
    Chỉ trong có 60 000 năm thôi
  • 11:31 - 11:35
    mà chúng ta đã bắt đầu sinh sôi nảy nở
    một cách đa dạng như vậy.
  • 11:35 - 11:37
    Thật là một câu chuyện thú vị.
  • 11:37 - 11:40
    Chúng ta đều là một phần có ích của đại gia đình
    người châu Phi.
  • 11:41 - 11:44
    Bây giờ, tới gần hơn một chút. Tại sao chúng ta
    không rời đi sớm hơn?
  • 11:44 - 11:48
    Tại sao Homo erectus chỉ tiến hóa thành một vài loài khác,
  • 11:48 - 11:50
    hoặc dưới loài, con người toàn thế giới?
  • 11:50 - 11:54
    Tại sao chúng ta dường như đi khỏi châu Phi chỉ thời gian gần đây thôi?
  • 11:54 - 11:56
    Ừm, đó là một câu hỏi lớn.
    Những câu hỏi tại sao này
  • 11:56 - 12:01
    đặc biệt trong ngành di truyền học và nghiên cứu lịch sử nói chung
    luôn là 1 câu hỏi lớn
  • 12:01 - 12:03
    câu hỏi rất khó để trả lời.
  • 12:03 - 12:06
    Và khi mọi thứ đều thất bại, hãy nói về thời tiết.
  • 12:06 - 12:09
    Chuyện gì đã xảy ra với thời tiết của trái đất
    60 000 năm về trước?
  • 12:09 - 12:12
    Chúng ta sắp đi vào phần tồi tệ nhất của kỉ băng hà cuối cùng.
  • 12:12 - 12:15
    Kỉ băng hà cuối cùng bắt đầu vào khoảng 120 000 năm trước.
  • 12:15 - 12:19
    Nó trồi sụt bất thường và chỉ bắt đầu tăng tốc vào khoảng
    70 000 năm trước.
  • 12:19 - 12:21
    Rất nhiều bằng chứng từ các lõi trầm tích,
  • 12:21 - 12:24
    các hạt phấn hoa, đồng vị Oxy và nhiều hơn nữa.
  • 12:24 - 12:27
    Chúng ta tiến tới thời đại băng hà tối đa
    cỡ 16 000 năm trước,
  • 12:27 - 12:31
    nhưng cơ bản từ 70 000 năm trước,
    mọi thứ dường như khó khăn hơn,
  • 12:31 - 12:36
    thời tiết trở nên lạnh hơn. Bắc Cực đóng băng tối đa.
  • 12:36 - 12:40
    New York, Chicago, Seattle đều nằm dưới hàng đống lớp băng.
  • 12:40 - 12:45
    Hầu hết nước Anh, tất cả bán đảo Scandinavia đều được
    phủ bởi băng tuyết dày hàng kilomet.
  • 12:45 - 12:48
    Bây giờ, châu Phi là lục địa nóng nhất trên Trái Đất,
  • 12:48 - 12:52
    khoảng 85% nằm giữa chòm sao
    Cự Giải và Thiên Yết
  • 12:52 - 12:54
    và không có bao nhiêu phần bị phủ dưới băng,
  • 12:54 - 12:56
    ngoại trừ những đỉnh núi cao ở Đông Phi.
  • 12:56 - 12:59
    Vậy chuyện gì đã xảy ra ở đây? Chúng ta không bị
    vùi lấp bởi băng tuyết ở châu Phi.
  • 12:59 - 13:02
    Hơn nữa, châu Phi còn khô ráo ở thời điểm đó.
  • 13:02 - 13:04
    Đây là bản đồ khí hậu Paleo của châu Phi
  • 13:04 - 13:07
    vào khoảng 60 000 - 70 000 năm về trước,
  • 13:07 - 13:11
    dựng lại từ các chứng cứ tôi đã nhắc đến lúc nãy.
  • 13:11 - 13:15
    Nguyên nhân cho sự kì diệu đó là do băng đã hút hết
    độ ẩm ra khỏi khí quyển.
  • 13:15 - 13:19
    Nếu bạn nghĩ đến Nam cực, về lí thuyết nó là một sa mạc,
    nó mưa rất ít.
  • 13:19 - 13:21
    Vậy nên cả thế giới đều đang khô đi.
  • 13:21 - 13:25
    Mực nước biển giảm, và châu Phi biến thành sa mạc.
  • 13:25 - 13:28
    Sa mạc Sahara từng rộng hơn bây giờ.
  • 13:28 - 13:31
    Và môi trường sống của con người chỉ còn
    một vài nơi nhỏ,
  • 13:31 - 13:33
    nếu như so sánh với những gì hiện có.
  • 13:33 - 13:35
    Bằng chứng từ dữ liệu di truyền cho thấy
  • 13:35 - 13:38
    dân số lúc đó - 70 000 năm trước -
  • 13:38 - 13:41
    giảm xuống dưới 2000 người.
  • 13:41 - 13:45
    Chúng ta gần như tuyệt chủng.
    Cuộc sống của chúng ta như treo trên ngọn cây.
  • 13:45 - 13:48
    Sau đó một chuyện bất ngờ đã xảy ra.
    Một minh họa tuyệt vời.
  • 13:48 - 13:50
    Hãy nhìn vào một vài công cụ bằng đá này.
  • 13:50 - 13:54
    Những cái ở bên trái đến từ châu Phi,
    khoảng 1000 năm trước.
  • 13:54 - 13:57
    Những cái ở bên phải được làm bởi người Neanderthals,
    những anh chị em họ xa của chúng ta,
  • 13:57 - 13:59
    không phải tổ tiên trực tiếp sống ở châu Âu,
  • 13:59 - 14:03
    và nó có niên đại khoảng 50 000 đến 60 000 năm về trước.
  • 14:03 - 14:06
    Bây giờ, có nguy cơ làm mất lòng bất kì
    các nhà cổ nhân học
  • 14:06 - 14:09
    hay nhân chủng học trong khán phòng này,
  • 14:09 - 14:14
    về cơ bản không có mấy sự thay đổi giữa 2 nhóm công cụ bằng đá này.
  • 14:14 - 14:17
    Cái bên trái gần giống cái bên phải.
  • 14:17 - 14:21
    Chúng ta đang ở trong thời kì văn hóa trì trệ
    từ hàng triệu năm trước
  • 14:21 - 14:23
    cho tới 60 000 - 70 000 năm trước đây.
  • 14:23 - 14:25
    Kiểu dáng của công cụ không thay đổi mấy.
  • 14:25 - 14:27
    Bằng chứng cho thấy cuộc sống của con người
  • 14:27 - 14:29
    không thay đổi đáng kể trong thời kì đó.
  • 14:29 - 14:34
    Nhưng rồi 50 60 70 ngàn năm về trước, đâu đó ở vùng này
  • 14:34 - 14:37
    mọi thứ đều trở nên lỏng léo.
    Nghệ thuật đã xuất hiện.
  • 14:37 - 14:40
    Công cụ bằng đá được làm tinh tế hơn,
  • 14:40 - 14:42
    Có bằng chứng cho thấy con người bắt đầu
    trở thành giống loài đi săn,
  • 14:43 - 14:45
    đặc biệt trong những khoảng thời gian nhất định của năm.
  • 14:45 - 14:48
    Dân số bắt đầu tăng trở lại.
  • 14:48 - 14:50
    Có khả năng, theo những gì
    các nhà ngôn ngữ học tin,
  • 14:50 - 14:54
    toàn bộ ngôn ngữ hiện đại, ngôn ngữ tượng thanh-
    chủ ngữ, động từ, từ chỉ vật -
  • 14:54 - 14:58
    những từ chúng ta sử dụng để biểu đạt những ý tưởng,
    như tôi đang làm, xuất hiện vào khoảng thời gian đó.
  • 14:58 - 15:02
    Chúng ta trở nên hòa đồng hơn.
    Các mối quan hệ xã hội rộng mở hơn.
  • 15:02 - 15:07
    Những thay đổi hành vi này cho phép chúng ta
    sống sót qua tình trạng tồi tệ đó ở châu Phi,
  • 15:07 - 15:11
    và chúng cho phép ta bắt đầu mở rộng
    quy mô ra toàn thế giới.
  • 15:12 - 15:15
    Chúng tôi đã thảo luận tại hội nghị này
    về câu chuyện thành công của người châu Phi.
  • 15:15 - 15:18
    Bạn muốn câu chuyện cuối cùng?
  • 15:18 - 15:21
    Hãy nhìn vào gương đi. Chính bạn đó.
    Nguyên nhân ta sống sót được tới ngày hôm nay
  • 15:21 - 15:25
    là bởi vì những biến đổi trong cấu trúc não chúng ta
    xảy ra ở châu Phi
  • 15:25 - 15:28
    có lẽ ở nơi nào đó mà hiện nay chúng ta đang ngồi
  • 15:28 - 15:31
    60 000 - 70 000 năm về trước
  • 15:31 - 15:34
    cho phép chúng ta không chỉ sống sót ở châu Phi
    mà còn mở rộng ra khỏi châu Phi.
  • 15:34 - 15:37
    Cuộc di dân sớn nhất dọc theo bờ biển phía nam châu Á,
  • 15:37 - 15:39
    rời châu Phi khoảng 60 ngàn năm trước,
  • 15:39 - 15:43
    tới châu Úc rất nhanh, 50 000 năm trước.
  • 15:43 - 15:45
    Cuộc di cư tiếp theo tới Trung Đông.
  • 15:45 - 15:47
    Những người này sẽ thành những thợ săn hoang mạc.
  • 15:47 - 15:49
    Vì vậy, những ai có dự định làm một chuyến sau hội nghị
  • 15:49 - 15:51
    sẽ biết hoang mạc thật sự là gì.
  • 15:51 - 15:53
    Về cơ bản họ là những người săn thú.
  • 15:53 - 15:56
    Những người có kĩ năng giết thú,
  • 15:56 - 15:59
    săn thú trên những hoang mạc này tiến lên phía trên,
  • 15:59 - 16:03
    theo những đồng cỏ vào Trung Đông cỡ 45 ngàn năm,
  • 16:03 - 16:05
    xuyên suốt một trong những pha mưa hiếm có ở Sahara.
  • 16:05 - 16:08
    Di cư về phía đông, men theo các đồng cỏ,
  • 16:08 - 16:10
    đó là những gì họ cần để tiếp tục sống.
  • 16:10 - 16:12
    Và khi họ tới trung tâm châu Á,
  • 16:12 - 16:15
    họ đụng phải 1 thảo nguyên cực kì trù phú,
  • 16:15 - 16:17
    một đồng cỏ cực kì rộng lớn.
  • 16:17 - 16:19
    Thảo nguyên lúc ấy - kỉ băng hà cuối cùng -
  • 16:19 - 16:22
    vươn rộng từ Đức sang tới Hàn Quốc,
  • 16:22 - 16:24
    và toàn bộ lục địa phủ đầy cỏ.
  • 16:24 - 16:26
    Xâm nhập châu Âu 35 ngàn năm trước,
  • 16:26 - 16:28
    và cuối cùng, một nhóm nhỏ di cư lên
  • 16:28 - 16:32
    tới nơi có thời tiết khắc nghiệt nhất bạn từng
    tưởng tượng tới, Siberia,
  • 16:32 - 16:34
    bên trong Vòng cực Bắc, suốt kỉ băng hà cuối cùng
  • 16:34 - 16:38
    nhiệt độ cỡ khoảng -70, -80, có lẽ xuống tới -100,
  • 16:38 - 16:42
    di cư sang châu Mỹ, chạm tới biên giới cuối cùng.
  • 16:42 - 16:46
    Một câu chuyện diệu kì, xuất phát từ châu Phi.
  • 16:46 - 16:48
    Những thay đổi này cho phép chúng ta làm những điều đó
  • 16:48 - 16:51
    sự tiến hóa thích nghi của não mà ta mang theo
  • 16:51 - 16:53
    cho phép ta tạo ra nền văn hóa mới,
  • 16:53 - 16:56
    phát triển sự đa dạng
  • 16:56 - 16:59
    mà chúng ta thấy trong suốt cuộc hành trình điên rồ
    như cái mà tôi đã trải qua.
  • 17:00 - 17:04
    Bây giờ, câu chuyện mà tôi vừa kể
    về nghĩa bóng nó chính là một hành trình điên rồ
  • 17:04 - 17:09
    về việc làm thế nào chúng ta sinh sôi trên toàn thế giới,
    những chuyến lang thang Paleo vĩ đại của loài người chúng ta.
  • 17:09 - 17:11
    Và đó là câu chuyện tôi đã kể vài năm trước
  • 17:11 - 17:15
    trong cuốn sách của tôi "The Journey of Man" và bộ phim
    cùng tựa đề.
  • 17:15 - 17:18
    Khi kết thúc bộ phim ấy,
  • 17:18 - 17:20
    nó được đồng sản xuất với National Geographic,
  • 17:20 - 17:23
    tôi bắt đầu kể với những người bạn ở NG về chuyện này.
  • 17:23 - 17:27
    Và họ cảm thấy rất thú vị. Họ thích bộ phim,
    nhưng họ nói rằng
  • 17:27 - 17:29
    "Anh biết đó, chúng tôi nhìn chuyện này như là
  • 17:29 - 17:33
    một làn sóng mới trong công cuộc nghiên cứu
    về nguồn gốc con người, nơi chúng ta xuất phát,
  • 17:33 - 17:38
    sử dụng công cụ DNA để lập nên bản đồ di cư trên toàn thế giới.
  • 17:38 - 17:40
    Bạn biết đó, nghiên cứu về nguồn gốc loài người
    là thứ gì đó nằm trong DNA của chúng ta,
  • 17:40 - 17:42
    và chúng ta muốn nâng nó lên tầm cao mới.
  • 17:42 - 17:44
    Các bạn muốn làm gì tiếp theo?"
  • 17:44 - 17:46
    Đó là một câu hỏi tuyệt vời từ National Geographic.
  • 17:46 - 17:50
    Và tôi nói: "Anh biết đó, những gì tôi đã vẽ ra đây
    là toàn bộ ý tưởng.
  • 17:50 - 17:54
    Đó là bản phác thảo sơ lược của việc con người di cư
    tới mọi nơi trên thế giới bằng cách nào.
  • 17:54 - 17:57
    Và nó dựa trên vài ngàn người chúng tôi lấy mẫu,
  • 17:57 - 17:59
    anh biết đó, một số ít của cư dân trên thế giới.
  • 17:59 - 18:03
    Nghiên cứu một vài dấu chỉ di truyền và vẫn còn rất nhiều
    chỗ trống trên bản đồ này.
  • 18:03 - 18:05
    Chúng tôi chỉ mới nối các chấm lại với nhau thôi.
    Cái chúng tôi cần làm là
  • 18:05 - 18:09
    tăng kích cỡ mẫu lên bằng cách tăng cường độ hoặc hơn
  • 18:09 - 18:13
    hàng trăm ngàn mẫu DNA từ mọi người trên khắp thế giới.
  • 18:13 - 18:16
    Và đó là nguồn gốc của "Dự án bản đồ gen".
  • 18:16 - 18:19
    Dự án này được xúc tiến vào tháng 4 năm 2005.
  • 18:19 - 18:23
    Nó có 3 phần chính. Hiển nhiên, khoa học
    là một phần lớn của nó.
  • 18:23 - 18:26
    Chúng tôi làm nghiên cứu thực địa này
    trên toàn thế giới dựa vào cư dân bản địa.
  • 18:26 - 18:29
    Những người sống lâu tại một địa điểm
  • 18:29 - 18:31
    có mối liên hệ với nơi họ sống
  • 18:31 - 18:33
    mà hầu hết chúng ta đều đã mất nó.
  • 18:34 - 18:36
    Vậy nên, tổ tiên của tôi đến từ Bắc Âu.
  • 18:36 - 18:39
    Tôi sống ở bờ biển phía đông Bắc Mỹ khi tôi không đi du lịch.
  • 18:39 - 18:42
    Vậy tôi là dân bản địa vùng nào? Không nơi nào cả.
    Gene của tôi bị đảo lộn hết rồi.
  • 18:42 - 18:45
    Nhưng vẫn có những người còn giữ được
    mối liên kết đó với tổ tiên của họ
  • 18:45 - 18:48
    cho phép chúng tôi cụ thể hóa kết quả DNA.
  • 18:48 - 18:50
    Đó là trọng tâm của nghiên cứu thực địa,
  • 18:50 - 18:52
    cái cốt lõi mà chúng tôi đã thiết lập
    trên toàn thế giới,
  • 18:52 - 18:55
    10 nhóm dân cư, những nhà di truyền học hàng đầu.
  • 18:55 - 18:58
    Nhưng thêm vào đó, chúng tôi cũng muốn mở rộng
    nghiên cứu này tới bất cứ người nào trên thế giới.
  • 18:58 - 19:02
    Bạn có thường xuyên tham gia vào một nghiên cứu khoa học lớn?
  • 19:02 - 19:04
    Dự án bản đồ gene người, hay Sứ mệnh Mars Rover.
  • 19:04 - 19:06
    Trong trường hợp này, bạn thực sự làm được.
  • 19:06 - 19:10
    Bạn có thể lên trang web của chúng tôi,
    Nationalgeographic/genographic.
  • 19:10 - 19:13
    Bạn có thể đặt 1 bộ mẫu thử.
    Bạn có thể thử DNA của mình.
  • 19:13 - 19:16
    Và bạn có thể gửi kết quả này tới cơ sở dữ liệu,
  • 19:16 - 19:18
    và kể cho chúng tôi nghe một chút về cây gia hệ của bạn,
  • 19:18 - 19:22
    phân tích dữ liệu như một phần nỗ lựa của khoa học.
  • 19:22 - 19:26
    Bây giờ đây đều là các tập đoàn phi lợi nhuận,
    vậy nên tiền mà chúng tôi kiếm được,
  • 19:26 - 19:29
    sau khi trừ đi chi phí thực hiện thí nghiệm và
    chế tạo các thành phần của bộ kit,
  • 19:29 - 19:31
    sẽ được bơm ngược lại vào dự án.
  • 19:31 - 19:33
    Phần lớn được chi cho Quỹ Legacy,
  • 19:33 - 19:37
    Đây là một tổ chức từ thiện, cơ bản tổ chức này
  • 19:37 - 19:39
    tài trợ cho các dân tộc bản địa trên khắp thế giới
  • 19:39 - 19:43
    về học tập, văn hóa khởi xướng bởi họ.
  • 19:43 - 19:45
    Họ tham gia quỹ này để làm nhiều dự án khác nhau,
  • 19:45 - 19:47
    tôi sẽ cho bạn xem vài ví dụ.
  • 19:47 - 19:50
    Chúng tôi đang làm gì với dự án này?
    Chúng tôi có khoảng 25 000 mẫu
  • 19:50 - 19:52
    được thu thập từ dân bản địa trên toàn thế giới.
  • 19:52 - 19:55
    Điều tuyệt vời nhất là sự quan tâm của công chúng;
  • 19:55 - 19:58
    210 000 người đã đặt những bộ kit này
  • 19:58 - 20:00
    từ khi chúng tôi triển khai vào 2 năm trước.
  • 20:00 - 20:03
    nó đã thu về cỡ 5 triệu đô la,
  • 20:03 - 20:06
    điểm chính là, một nửa số tiền thu về
    được gửi thẳng vào Quỹ Legacy.
  • 20:06 - 20:10
    Chúng tôi vừa trao số tiền tài trợ Legacy đầu tiên cỡ
    500 000 đô la.
  • 20:10 - 20:13
    Những dự án trên thế giới -
    thu thập những bài đồng dao ở Sierra Leone
  • 20:13 - 20:16
    bảo tồn mẫu dệt truyền thống ở Gaza,
  • 20:16 - 20:19
    phục hồi ngôn ngữ ở Tajkistan, vân vân...
  • 20:19 - 20:22
    Dự án này đang phát triển rất tốt
  • 20:22 - 20:26
    và tôi mong bạn hãy vào trang web của chúng tôi
    và xem những thông tin này.
  • 20:26 - 20:28
    Cảm ơn các bạn.
  • 20:28 - 20:30
    (vỗ tay)
Title:
Cây phả hệ cho loài người
Speaker:
Spencer Wells
Description:

Tất cả mọi người có chung với nhau một vài DNA, truyền lại cho chúng ta từ những tổ tiên châu Phi. Nhà di truyền học Spencer Wells trình bày làm sao Dự án Bản đồ Gene của anh ấy sử dụng những đoạn DNA chung này để tìm ra chúng ta là ai trong sự đa dạng này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:30

Vietnamese subtitles

Revisions