Return to Video

Fahad Al-Attiya: Đất nước không có nước ngọt

  • 0:01 - 0:04
    Salaam alaikum.
  • 0:04 - 0:05
    Chào mừng bạn tới Doha.
  • 0:05 - 0:09
    Tôi chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn lương thực cho đất nước này.
  • 0:09 - 0:11
    Đó là công việc của tôi trong 2 năm tới,
  • 0:11 - 0:13
    thiết kế một kế hoạch tổng thể,
  • 0:13 - 0:17
    và thực hiện nó trong 10 năm sau đó,
  • 0:17 - 0:19
    tất nhiên là cùng với nhiều người khác nữa.
  • 0:19 - 0:23
    Nhưng đầu tiên, tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện, câu chuyện của tôi,
  • 0:23 - 0:27
    câu chuyện về đất nước mà các bạn đang ở đây ngày hôm nay.
  • 0:27 - 0:31
    Tất nhiên, hầu hết các bạn đã có 3 bữa ăn ngày hôm nay
  • 0:31 - 0:35
    và có thể sẽ ăn thêm bữa nữa sau sự kiện này.
  • 0:35 - 0:40
    Vậy Qatar những năm 1940 ra sao?
  • 0:40 - 0:44
    Lúc đó có khoảng 11,000 người sinh sống ở đây.
  • 0:44 - 0:51
    Không có nước ngọt. Không có năng lượng, không dầu mỏ, không xe hơi, không có gì cả.
  • 0:51 - 0:52
    Hầu hết người dân ở đây
  • 0:52 - 0:55
    sống ở những làng chài ven biển, đánh cá,
  • 0:55 - 1:01
    hoặc vô gia cư lang thang tìm nước ngọt.
  • 1:01 - 1:04
    Sự quyến rũ tiện nghi mà bạn thấy hôm nay không hề tồn tại.
  • 1:04 - 1:09
    Không có những thành phố mà bạn thấy ở Doha hay Dubai hay Abu Dhabi hay Kuwait hay Riyadh như ngày nay.
  • 1:09 - 1:12
    Không phải người ta không biết phát triển thành phố.
  • 1:12 - 1:14
    Mà vì họ không có tài nguyên để xây dựng.
  • 1:14 - 1:17
    Và bạn có thể thấy là tuổi thọ (của người dân) cũng ngắn.
  • 1:17 - 1:19
    Hầu hết mọi người chỉ sống đến khoảng 50 tuổi.
  • 1:19 - 1:23
    Ta sẽ chuyển sang phần thứ hai: Kỷ nguyên dầu mỏ.
  • 1:23 - 1:26
    Người ta phát hiện ra dầu mỏ vào năm 1939.
  • 1:26 - 1:31
    Nhưng thật không may, nó không thực sự được khai thác thương mại
  • 1:31 - 1:33
    cho đến sau Thế chiến thứ 2.
  • 1:33 - 1:35
    Dầu mỏ đã mang lại điều gì?
  • 1:35 - 1:38
    Nó thay đổi diện mạo của đất nước, như bạn có thể thấy và chứng kiến ngày nay.
  • 1:38 - 1:42
    Nó cũng mang lại cho cho những người lang thang trong sa mạc -
  • 1:42 - 1:45
    tìm kiếm nước, tìm kiếm thức ăn,
  • 1:45 - 1:50
    cố gắng nuôi sống đàn gia súc của họ - đô thị hóa.
  • 1:50 - 1:52
    Bạn có thể sẽ thấy lạ,
  • 1:52 - 1:55
    nhưng các thành viên trong gia đình chúng tôi nói nhiều giọng khác nhau.
  • 1:55 - 1:59
    Giọng của mẹ tôi rất khác so với ba tôi,
  • 1:59 - 2:04
    và chỉ có 300,000 người sống trong cùng một đất nước.
  • 2:04 - 2:08
    Có khoảng 5 hay 6 giọng địa phương trên đất nước này vào thời điểm hiện tại.
  • 2:08 - 2:12
    Có người hỏi 'Sao lại thế? Sao điều đó có thể xảy ra được?'
  • 2:12 - 2:14
    Đó là vì chúng tôi sống rải rác.
  • 2:14 - 2:19
    Chúng tôi không thể sống tập trung tại một khu vực đơn giản vì sự khan hiếm tài nguyên.
  • 2:19 - 2:22
    Và khi tài nguyên đến, như là dầu mỏ,
  • 2:22 - 2:26
    chúng tôi bắt đầu xây dựng những công nghệ hiện đại
  • 2:26 - 2:29
    và đem mọi người đến gần với nhau vì chúng tôi cần sự tập trung.
  • 2:29 - 2:32
    Mọi người bắt đầu tìm hiểu lẫn nhau.
  • 2:32 - 2:36
    Và chúng tôi nhận ra rằng có một số khác biệt về giọng miền.
  • 2:36 - 2:38
    Và đó là tập hai: thời đại dầu mỏ.
  • 2:38 - 2:41
    Hãy nhìn vào ngày hôm nay.
  • 2:41 - 2:45
    Đây có lẽ là đường chân trời mà phần lớn các bạn biết về Doha.
  • 2:45 - 2:47
    Vậy dân số ngày nay là bao nhiêu?
  • 2:47 - 2:49
    Khoảng 1,7 triệu người.
  • 2:49 - 2:52
    Chỉ trong vòng gần 60 năm.
  • 2:52 - 2:58
    Tốc độ phát triển trung bình của nền kinh tế là khoảng 15% trong vòng 5 năm trở lại đây.
  • 2:58 - 3:00
    Tuổi tho đã tăng lên thành 78.
  • 3:00 - 3:05
    Lượng nước ngọt tiêu thụ đã tăng lên tới 430 lít.
  • 3:05 - 3:09
    Và đó là những con số ở mức cao nhất trên thế giới.
  • 3:09 - 3:11
    Từ không có một giọt nước nào
  • 3:11 - 3:16
    tới mức sử dụng nước ngọt cao nhất, cao hơn bất cứ quốc gia nào.
  • 3:16 - 3:20
    Tôi không biết đó có phải là là phản ứng với việc thiếu nước hay không.
  • 3:20 - 3:26
    Nhưng điều thú vị trong câu chuyện mà tôi vừa kể là gì?
  • 3:26 - 3:29
    Điều thú vị là chúng tôi tiếp tục phát triển
  • 3:29 - 3:36
    ở mức 15% một năm trong vòng 5 năm gần đây mà không hề có nước ngọt.
  • 3:36 - 3:41
    Đó là thắng lợi mang tính lịch sử. Nó chưa bao giờ xảy ra trước đó.
  • 3:41 - 3:45
    Các thành phố từng bị quét sạch vì thiếu nước ngọt.
  • 3:45 - 3:47
    Đây là lịch sử được tạo ra ngay trong khu vực.
  • 3:47 - 3:49
    Chúng tôi không chỉ xây dựng các thành phố,
  • 3:49 - 3:54
    mà đó còn là những thành phố trong mơ với người dân mơ ước trở thành nhà khoa học, bác sỹ.
  • 3:54 - 3:58
    Xây một ngôi nhà đẹp, hãy mang tới một kiến trúc sư, để thiết kế nhà tôi.
  • 3:58 - 4:04
    Những người này tin tưởng rằng đây là nơi có thể sinh sống khi mà việc đó không khả thi.
  • 4:04 - 4:06
    Nhưng tất nhiên, với việc ứng dụng công nghệ.
  • 4:06 - 4:12
    Brazil có lượng mưa hàng năm là 1.782 mm.
  • 4:12 - 4:15
    Quatar có 74, và chúng tôi có mức độ phát triển tương đương.
  • 4:15 - 4:17
    Câu hỏi là làm thế nào.
  • 4:17 - 4:20
    Làm thế nào mà chúng tôi làm được?
  • 4:20 - 4:22
    Chúng tôi không hề có một chút nước ngọt nào.
  • 4:22 - 4:29
    Đơn giản là nhờ chiếc máy khổng lồ có tên là máy loại muối này.
  • 4:29 - 4:33
    Năng lượng là nhân tố chính ở đây. Nó đã thay đổi mọi thứ.
  • 4:33 - 4:37
    Nó chính là thứ mà chúng tôi bơm ra từ lòng đất , thứ mà chúng ta đốt hàng tấn,
  • 4:37 - 4:40
    thứ mà có lẽ hầu hết các bạn đã dùng để đi đến Doha.
  • 4:40 - 4:43
    Đó chính là lòng hồ của chúng tôi, như các bạn đã thấy.
  • 4:43 - 4:45
    Là con sông của đất nước này.
  • 4:45 - 4:51
    Đó là cách mà tất cả các bạn đây có thể sử dụng và tận hưởng nước ngọt.
  • 4:51 - 4:57
    Đây là công nghệ tuyệt vời nhất mà khu vực này có thể có: công nghệ khử muối.
  • 4:57 - 4:59
    Vậy rủi ro nằm ở đâu?
  • 4:59 - 5:01
    Có phải lo lắng nhiều không?
  • 5:01 - 5:05
    Tôi sẽ nói là, có lẽ nếu bạn nhìn vào thực tế toàn cầu,
  • 5:05 - 5:08
    bạn sẽ nhận ra rằng, tất nhiên là tôi phải lo lắng rồi.
  • 5:08 - 5:10
    Nhu cầu càng ngày càng phát triển, cũng như dân số.
  • 5:10 - 5:13
    Chúng ta vừa có 7 tỷ người chỉ vài tháng trước đây.
  • 5:13 - 5:17
    Và con số đó đòi hỏi nguồn lương thực tương ứng.
  • 5:17 - 5:20
    Và dự đoán là chúng ta sẽ có 9 tỷ người vào năm 2050.
  • 5:20 - 5:23
    Vậy một đất nước không có nước ngọt
  • 5:23 - 5:26
    phải lo lắng về những điều đang xảy ra ngoài vùng lãnh thổ của mình.
  • 5:26 - 5:29
    Cũng có những thay đổi về chế độ ăn uống.
  • 5:29 - 5:33
    Khi đi lên một tầng lớp xã hội cao hơn,
  • 5:33 - 5:35
    mọi người cũng thay đổi chế độ ăn uống của họ.
  • 5:35 - 5:38
    Họ bắt đầu ăn nhiều thịt hơn và cứ như thế.
  • 5:38 - 5:40
    Mặt khác, sản lượng lại đi xuống
  • 5:40 - 5:43
    vì sự thay đổi khí hậu và các yếu tố khác.
  • 5:43 - 5:48
    Và người ta sẽ phải nhận ra khi một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.
  • 5:48 - 5:52
    Đây là hoàn cảnh của Qatar, nếu có người còn chưa biết.
  • 5:52 - 5:55
    Trữ lượng nước của chúng tôi chỉ là 2 ngày.
  • 5:55 - 5:58
    Chúng tôi nhập khẩu 90% tổng lương thực,
  • 5:58 - 6:01
    và chỉ trồng trọt trong khoảng dưới 1% diện tích đất đai.
  • 6:01 - 6:04
    Số nông dân có hạn của chúng tôi
  • 6:04 - 6:07
    đang bị đẩy khỏi ngành nông nghiệp,
  • 6:07 - 6:13
    hệ quả của chính sách mở cửa thị trường mang lại những đối thủ lớn, vân vân...
  • 6:13 - 6:16
    Vậy nghĩa là chúng tôi cũng phải đối mặt với những mối đe dọa.
  • 6:16 - 6:23
    Chúng đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước.
  • 6:23 - 6:26
    Câu hỏi ở đây là, có giải pháp nào cho vấn đề này không?
  • 6:26 - 6:28
    Có một giải pháp bền lâu không?
  • 6:28 - 6:30
    Quả thực là có.
  • 6:30 - 6:34
    Biểu đồ này tóm tắt lại hàng nghìn trang tài liệu kỹ thuật
  • 6:34 - 6:37
    mà chúng tôi đã nghiên cứu trong vòng 2 năm qua.
  • 6:37 - 6:38
    Hãy bắt đầu với nước ngọt.
  • 6:38 - 6:42
    Chúng tôi đều biết rất rõ, như tôi đã chỉ cho các bạn thấy trước đó, là chúng tôi cần nguồn năng lượng này.
  • 6:42 - 6:45
    Vậy nếu chúng tôi cần năng lượng, cụ thể là loại năng lượng nào?
  • 6:45 - 6:47
    Một nguồn năng lượng có thể cạn kiệt? Nhiên liệu hóa thạch?
  • 6:47 - 6:50
    Hay là chúng tôi nên sử dụng một loại năng lượng khác?
  • 6:50 - 6:53
    Chúng tôi có lợi thế đáng kể nào khi sử dụng một nguồn năng lượng khác không?
  • 6:53 - 6:57
    Tôi đoán hầu hết các bạn đều đã nhận ra là có: 300 ngày nắng.
  • 6:57 - 7:03
    Chúng tôi sẽ sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo đó để sản xuất lượng nước ngọt cần thiết.
  • 7:03 - 7:08
    Và chúng tôi cần khoảng 1,800 megawatts năng lượng mặt trời
  • 7:08 - 7:11
    để sản xuất 3.5 triệu mét khối nước.
  • 7:11 - 7:13
    Đó là một khối lượng lớn nước.
  • 7:13 - 7:15
    Lượng nước đó sẽ được mang đến cho người nông dân,
  • 7:15 - 7:17
    để họ có thể tưới nước cho cây trồng,
  • 7:17 - 7:21
    rồi họ có thể cung cấp thực phẩm cho xã hội.
  • 7:21 - 7:23
    Nhưng để duy trì trục ngang đó,
  • 7:23 - 7:27
    bởi vì đây là nhiều công trình, những hệ thống mà chúng tôi sẽ mang lại,
  • 7:27 - 7:29
    chúng tôi cũng sẽ phải phát triển trục dọc này:
  • 7:29 - 7:35
    hệ thống hỗ trợ, giáo dục trình độ cao, nghiên cứu và phát triển,
  • 7:35 - 7:40
    các ngành công nghiệp, kỹ thuật, để chế tạo các công nghệ ứng dụng, và cuối cùng là thị trường.
  • 7:40 - 7:46
    Nhưng để gắn kết tất cả những điều đó, cho phép chúng xảy ra, là pháp luật, chính sách, điều lệ.
  • 7:46 - 7:48
    Không có chúng, chúng tôi không thể làm gì cả.
  • 7:48 - 7:50
    Và đó là điều mà chúng tôi định làm.
  • 7:50 - 7:53
    Trong vòng 2 năm, chúng tôi hy vọng là sẽ hoàn thành kế hoạch này
  • 7:53 - 7:55
    và bắt đầu thực hiện nó.
  • 7:55 - 8:02
    Mục tiêu đề ra là trở thành một thành phố thiên niên kỷ, giống như những thành phố thiên niên kỷ khác xung quanh đây:
  • 8:02 - 8:09
    Istanbul, Rome, London, Paris, Damascus, Cairo.
  • 8:09 - 8:13
    Chúng tôi mới chỉ 60 tuổi, nhưng chúng tôi muốn sống mãi mãi
  • 8:13 - 8:18
    như một thành phố, sống trong yên bình.
  • 8:18 - 8:20
    Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 8:20 - 8:24
    (Vỗ tay)
Title:
Fahad Al-Attiya: Đất nước không có nước ngọt
Speaker:
Fahad Al-Attiya
Description:

Hãy tưởng tượng một đất nước với những nguồn năng lượng dồi dào - xăng dầu, ánh sáng mặt trời, gió (và tiền bạc) - nhưng thiếu đi một yếu tố thiết yếu cho sự sống: nước. Kỹ sư cơ sở hạ tầng Fahad Al-Attiya nói về những cách bất ngờ mà Qatar - đất nước nhỏ bé ở Trung Đông tạo ra nguồn nước của họ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:46
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for A country with no water
Huong Ngo Mai accepted Vietnamese subtitles for A country with no water
Huong Ngo Mai commented on Vietnamese subtitles for A country with no water
Huong Ngo Mai edited Vietnamese subtitles for A country with no water
Huong Ngo Mai edited Vietnamese subtitles for A country with no water
Huong Ngo Mai edited Vietnamese subtitles for A country with no water
Lily Nguyen edited Vietnamese subtitles for A country with no water
Lily Nguyen edited Vietnamese subtitles for A country with no water
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions